Dù đã có Luật Bảo vệ người tiêu dùng, tuy nhiên tới nay, nhiều người dùng Việt vẫn bị "khủng bố" bởi các tin nhắn, cuộc gọi "rác" mời chào mua bất động sản, hàng hóa... gây nhiều phiền toái. Thực tế, bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện chưa có luật chuyên ngành, nên việc nhiều cá nhân, tổ chức vẫn ngang nhiên thu thập, lưu trữ, sử dụng các thông tin cá nhân của người dùng dịch vụ.
Nói về thực trạng tin nhắn và cuộc gọi rác, độc giả Thinh Tran chia sẻ: "Trong ba♉ năm qua, tôi đã phải chặn tới hơn 1.000 số điện thoại rác từ cò đất, cò du lịch, cho vay, bảo hiểm, chứng khoán quốc tế... Biết rằng đây là công việc của nhiều người, nhưng nhiều khi muốn gọi quảng cáo cũng phải hỏi xem người ta có rảnh không, nói năng phải lịch sự, xin lỗi khi ngắt cuộc gọi... Những người nào vi phạm ba yếu tố trên, tôi ❀đều chặn số cả. Ai nói chuyện đàng hoàng thì tôi sẽ lưu số lại".
Bạn đọc Hale bày tỏ bức xúc: "Hằng ngày, tôi cũng bị họ tấn công bằng các cuộc gọi quảng cáo. Tôi chặn liên tục mà không thể nào hết được vì liên tục có số mới. Họ chào mời mua nhà, biệt thự, kiểu như mua một mớ rau vậy. Từ cuộc gọi cho thuê nhà, mua bất động sản, đến gần đây là mời tham gia sàn chứng khoán nữa. Chẳng lẽ không có cách nào quản lý, cắt bỏ những cuộc gọi quấy rầy như vậy được sao? Tôi thấy rất phiền hà vì bị làm phiền mỗi ngày. Kinh tế thị trường không phải để làm phiền, quấy rầy người khác như vậy. Ai để lộ thông tin của khách hàng phải bị ph💦ạt thật nặng ไđể răn đe, làm gương. Đừng để các 'con cò' nhũng nhiễu này phá hoại sự bình yên của người khác".
Nhấn mạnh ảnh hưởng tiêu cực của vấn nạn cuộc gọi quảng cáo từ sim rác, độc giả HungPhong cho rằng: "Chúng ta cứ suốt ngày kêu gào 4.0 rồi 5.0 mà tôi không hiểu tại sao có mỗi việc quản lý sim rác thôi mà không làm được? Trong ꦑkhi đó, hầu hết các nước trên thế giới họ đều quản lý sim theo hợp đồng thuê bao rất chặt chẽᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ".
>> Sao lại phải đăng k🦄ý nhà mạng để không bị nhận 'rác'
Cho rằng các nhà mạng phải chịu một phần trách nhiệm khi không thể quản lý sim rác, bạn đọc Dang nhận định: "Sao từ lâu các nhà mạng đã yêu cầu chủ thuê bao phải khai báo thông tin cá nhân rồi mà giờ sim rác vẫn nhan nhản? Theo tôi, chỉ cần có quy định và xử lý nghiêm các trường hợp quảng cáo rác, phạt tiền và thậm chí phạt tù nếu tái phạm, xử lý cả nhà mạng không quản lý được thuê bao rác, thì mọi chuyện sẽ được kiểm soát".
"Sau một lần thử gọi lên tổng đài một nhà mạng lớn để tố giác số điện thoại quấy rối, tôi nhận được câu trả lời không rõ ràng từ tổng đài viên theo kiểu 'số điện thoại đó được đăng ký dưới một doanh nghiệp không xác định'. Từ đó, tôi lờ mờ nhận ra các nhà mạng đang tiếp tay cho sim rác hoành hành. Vì doanh thu từ cước viễn thông là từ những sim rác này rất lớn nên không ít nhà mạng cố tình làm ngơ vì lợi nhuận", độc giả HoaTran nói thêm.
Quy trách nhiệm cho các nhà mạng khi không quản lý được sim rác, bạn đọc Lê Minh kết lại: "Số điện thoại của nhiều người là số làm ăn nên không thể để chế độ chặn cuộc gọi không xác định, làm vậy thì khác nào tự 'treo niêu'. Theo tôi, nhà mạng hoàn toàn có khả năng ngăn chặn được tình trạng này, nhưng họ không làm quyết liệt mà thôi. Những số nào gọi thường xuyên, gọi liên tụ🅘c cho các số khác nhau, thậm chí chỉ vài giây thôi là người nghe đã tắt máy, nhà mạng có thể biết hết.
Nhiều khi còn có cả tin nhắn phải hồi lại, hỏi người dùng rằng "Cuộc gọi từ số vừa xong có phải cuộc gọi rác, tin nhắn rác 🍎hay không?". Nhưng hỏi là một chuyện, còn các cuộc gọi, tin nhắn rác đó có bị xử lý hay không lại là chuyện khác. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nên làm mạnh tay với các nhà mạng là đã quét được gần༺ hết nạn quảng cáo rác này rồi".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.