Tác giả Hồng Phúc đã nêu lên một thực trạng khá phổ biến ở Việt Nam, đó là câu chuyện thiếu ý thức của người sử dụng dịch vụ nước ta. Chuyện khách xả rác đầy phòng, ăn uống bừa bộn, vứt chăn gối khắp nơi, để lại một "bãi chiến trường" cho nhân viên dọn dẹp của khách sạn chẳng phải điều gì quá lạ lẫm với những người làm du lịch trong nước. Ý thức giữ gìn vệ sinh, tôn trọng người làm dịch vụ, có lẽ từ lâu đã là một điều xa xỉ với không ít người Việt. Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến chính bản th💯ân mình.
Tôi sinh sống ở Đức đã nhiều năm, làm việc trong một nhà hàng buffet của người Việt. Mỗi ngày, nhà hàng mở cửa bốn tiếng buổi trưa và bốn tiếng buổi chiều tối. Nhưng thực tế, mỗi buổi chỉ khoảng 2,5 tiếng là khách đã ra về hết. Mỗi buổi, chúng tôi đón khoảng 200-300 thực khách. Mỗi bàn khách chỉ ăn uống từ 20 đến 30 phút là đứng dậy ra về, nhường chỗ cho người khác vào sau.
Khách cũng có thói quen lấy bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, vét sạch đĩa, không lấy nhiều và để đồ thừa. Ăn xong, họ cũng xếp chồng bát đĩa rất gọn g𓄧àng và để ra phía ngoài bàn, gần lối đi, để người phục vụ dễ dàng thu dọn sau đó. Trên bàn của khách ăn xong, đa số đều rất sạch sẽ, hầu như không có thức ăn rơi vãi lung tung. Nhiệm vụ của nhân viên dọn bàn nhớ thế cũng nhẹ đi khá nhiều, chỉ cần lau lại cho sạch và thu gọn lại đĩa bẩn.
Nhà hàng của tôi cũng không có thùng rác ở bên trong, đơn giản vì khách hàng không hề xả rác. Trong khi ăn uống, khoảng 300 khách có mặt cùng thời điểm không hề nói chuyện om sòm. Người ta chỉ nói chuyện vừa đ🐠ủ nghe với nhau. Mỗi dãy bàn chỉ cách nhau cái lối đi rộng nửa mét nhưng h✃ầu như không ai thấy bị làm phiền vì tiếng ồn từ bàn bên cạnh.
>> Những người đi máy bay vô ý thức
Khi di chuyển đi lấy thức ăn, người ta luôn ý thức xếp hàng nối tiếp nhau, không ồn ào, chen lấn, kể cả trẻ con cũng không chạy nhảy lung tung. Có khách còn cẩn thận giúp nhà hàng đem đĩa đã ăn xong vào bên trong khu vệ sinh mà không cần chờ nhân viên đến thu dọn. Thức ăn cho buổi buffet gồm mấy chục món, luôn được nấu liên tục, hết khay nhà hàng lại nấu tiếp cho tươi mới. Khoảng 10 phút, chúng tôi lại bưng ra một món tiếp ứng. Tuyệt nhiên, không có cảnh tranh cướp, giành giật đồ ăn.
Nhờ có sự ý thức của khách mà chúng tôi dù chỉ có ba người (một người phục vụ quầy bar, pha chế nước uống; hai người phục vụ khách) nhưng vẫn có thể phục vụ chꦛo 300 khách mỗi buổi một cách nhẹ nhàng và trật tự.
Trẻ con được dạy sự tự lập, ý thức giữ trật tự, không làm phiền người khác ngay từ khi mới sin𝐆h ra. Trẻ được ngủ riêng, được dạy biết giữ im lặng nơi đông người, biết nằm yên trong nôi từ sớm. Lớn lên chút nữa, trẻ⭕ được dạy để biết nhiều điều khác nữa.
Vì vậy, khi gặp một cái xe đẩy nơi công cộng, bạn hầu như không hề nghe tiếng động trong thời gian dài dù bên trong đang có một đứa trẻ mắt mở thao láo. Chúng thậm chí không làm phiền đến mẹ khi đang ngồi đọc sách bên cạnh, chứ đừng nói tới làm phiền người xung quanh. Nhờ đó, khi lớn lên, chúng sẽ tiếp tục nuôi dưỡng ý thức đóꦑ và cũng sẽ dạy lại cho các thế hệ sau như vậy.
Lâu dần, nó trở thành một nếp văn minh trong cuộc sống, sinh hoạt của cả xã hội. Tiền không phải là thứ đáng giá nhất, 🥂mà chính là đó là tinh thần và thái độ sống tích cực của mỗi con người. Không phải cứ trả tiền là bạn có quyền sống thiếu ý thức.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.