Có những cuộc hội ngộ khiến "má Thảo" bất ngờ, như cuộc hội ngộ với cặp vợ chồng chị Mai - anh Tuấn từ Bến Tre, mang theo con gái nhỏ đi khám hiếm muộn. Cũng tại căn phòng đó vào 2 năm trước♔, chị Mai 37 tuổi với đôi mắt buồn, da nhợt, gầy và già hơn tuổi rụt rè bước vào. Chị nắm tay bác sĩ Thảo, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, ánh mắt van nài: "Bác sĩ giúp em làm mẹ".
Bốn lần mang thai tự nhiên nhưng không giữ được con, chị Mai gần như mất hết hy vọng. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ Thảo chọc hút trứng và chuyển phôi, chị may mắn đậu thai ngay✅ lần đầu tiên.
"Ở Bến Tre nghe danh bác sĩ Thảo chữa hiếm muộn giỏi, nওên hai vợ chồng khăn gói lên Sài Gòn tìm bác. May mắn có được công chúa nhỏ xinh xắn. Đã lớn tuổi, nê🍬n năm nay gia đình tôi quay lại mong bác sĩ giúp có thêm con", chị Mai chia sẻ.
Xuất thân từ An Giang, từng theo học tại trường Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Thảo tốt nghiệ🐼p và trở thành bác sĩ sản tại một bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.
Bác sĩ Thảo có cơ duyên tiếp xúc với nhiều bệnh nhân hiếm muộn ở miền Tây. Lam lũ ngâm mình dưới nước mưu sin❀h, n💧hiều chị em bị viêm nhiễm kéo dài nhưng không điều trị dẫn tới vô sinh. Một số khác lại tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, hóa chất nông nghiệp nên ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của hai vợ chồng.
"Bác sĩ điều trị hiếm muộn còn ít, mà bệnh tật gây muộn con thì nhiều. Tôi ജcứ trăn trở꧃ làm sao để giúp họ", bác sĩ Thảo nhớ lại. Từ đó, chị quyết tâm theo học chuyên ngành hỗ trợ sinh sản, rồi bắt đầu chữa trị cho các cặp vợ chồng mong con.
Bác sĩ Thảo vẫn nhớ ca bệnh hiếm muộn đầu tiên giúp mìn♐h bén duyên với bệnh nhân miền Tây là cặp vợ chồng đến từ tỉnh Bến Tre. Cả hai đều trên 35 tuổi, kết hôn 8 năm không có con, họ chắt chiu bao vụ lúa để điều trị hiếm muộn tại nhiều bệnh viện ở TP HCM nhưng không thành công. Khi tìm tới bác sĩ Thảo thăm khám, phát hiện người vợ bị viêm tử cung mãn tính. Sau khi điều trị thuốc kéo dài, bệnh ổn định, người vợ được chuyển phôi và ♛đậu thai.
Cảm mến bác sĩ Thảo, chị giới thiệu cho người quen, bạn bè, các hộ🅰i nhóm🌟 tìm "bác sĩ Thảo chữa hiếm muộn rất mát tay". Từ đó, số bệnh nhân tìm đến bác sĩ Thảo có tới 70% là từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bác sĩ Thảo được người bệnh trìu mến gọi là "bác sĩ hiếm muộn của người miền Tây".
Có bệnh nhân nữ mới 25 tuổi, kết hôn 3 năm chưa có con do nhiễm🎉 khuẩn, viêm lan đến vùng cổ tử cung, lan ngược ꦰlên hai vòi trứng. Hỏi thăm bệnh sử, bác sĩ mới biết cô làm nghề đan lát lục bình tại Hậu Giang, thường xuyên ngâm mình giữa sông vớt lục bình từ năm 16 tuổi.
Có cặp đôi từ Cà Mau kết hôn 5 năm chưa có con, sức khỏe người vợ bình thường, chồng tinh trùng hơi yếu nhưng vẫn có khả năng sinh con tự nhiên. Để người chồng bớt ngại ngùng, bác sĩ Thảo mời người vợ vào tư vấn riêng. Ch🦩ị thổ lộ, hai vợ chồng rất ít khi quan hệ vì chồng nhậu say xỉn triề🍨n miên. Từ đó, bác sĩ giải thích, khuyên người chồng giảm nhậu để có lứa tinh trùng khỏe mạnh. Sau 5 tháng thực hiện đúng cam kết, người vợ mang thai tự nhiên.
Được các mẹ bầu truyền tai nhau, không ít người lặn lội đường xa tìm đến bác sĩ Thảo "cầu con". Đến nay hơn 10 năm theo nghề, bác sĩ Thảo đã chữa trị cho hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn từ nhiều vùng 🎃của Tổ quốc. Những đứa trẻ đầu tiên được bác sĩ chuyể𒊎n phôi đã lớn khôn, 11-12 tuổi, thi thoảng vẫn gọi video hỏi thăm "má Thảo" khoe chuyện học hành.
Bệnh nhân hiếm muộn phần lớn hoàn cảnh kinh tế eo hẹp. Có người gom góp, tích lũy tiền bạc 3-4 năm trời để chạy chữa. Những khó khăn của người bệnh thôi thúc bác sĩ Thảo cùng các cộng sự tìm kiếm phác đồ phù hợp, "đo ni đóng giày" phác đồ cá thể hóa cho từng bệnh nhân. Có những toa thuốc kích thích buồng trứng chỉ vài chục nghìn đồng, thậm chí 0 đồng, giúp bệnh nhân tiết kiệm hàng chục triệu trong một lần làm thụ tinh ống nghiệm.
Bác sĩ Thảo nhớ bệnh nhân nữ quê ở Đắk Nông, làm công nhân ở TP HCM nhưng không may mất việc vì dịch Covid-19. Gia đình chỉ cho phép cô thực hiện IVF một lần, nếu không được hai vợ chồng sẽ chia tay nhau. Thương người bệnh, bác sĩ Thảo mạnh dạn đề xuất Ban giám đốc𓂃 bệnh viện hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân vững tâm điều trị. May mắn, giữa giai đoạn Covid-19 căng thẳng, cô đã đậu thai, sinh con khỏe mạnh.
Từ năm 2021, bác sĩ Phương Thảo cùng các cộng sự bắt tay xây dựng trung tâm hỗ trợ sinh sản hi൩ện đại, sở hữu lab nuôi cấy phôi đạt tiêu chuẩn ISO 5 duy nhất tại Việt Nam, cho tỷ lệ IVF thành công cao 60-70%.
"Hơn một thập kỷ làm bác sĩ hỗ trợ sinh sản, cảm xúc mỗi khi bệnh nhân đón nhận tin vui làm cha, mẹ vẫn vẹn nguyên như lần đầu trong tô🔯i. Tin vui từ người bệnh khoe 2 vạch, beta cao vút báo hiệu đã mang thai... chính là niềm hạnh phúc và động lực để tôi cùng đội ngũ IVF Tâm Anh không ngại khó khăn, mang cơ hội làm cha mẹ đến với các cặp vợ chồng", bác sĩ Thảo chia sẻ.
Tuệ Diễm