Thường xuyên tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 tập thể dục đúng cách có thể cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát lượng đường trong máu (gluಞcose), quản lý cân nặng. Tập thể dục còn giúp hệ cơ, xương chắc khỏe, hạ huyết áp, bảo vệ sức khỏe tin💫h mạch, giảm cholesterol.
Nhằm cung cấp năng lượng🤪 cho hoạt động thể chất, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường trong máu, lượng đường 𒉰được tích trữ trong gan và cơ (glycogen). Khi tập thể dục, vận động trong thời gian dài, lượng glucose và glycogen sẽ được cơ thể dùng làm nhiên liệu.
Cụ thể, trong 15 phút đầu tập thể dục, cơ thể sử dụng glycogen làm năng🎐 lượng cho cơ bắp hoạt động hiệu quả. Sau 15 phút, hầu hết năng lượng đã được dùng hết nên lượng đường trong gan sẽ được khai thác làm nhiên liệu. 30 phút tiếp t☂heo, lượng glycogen dự trữ trong cơ, gan bắt đầu cạn kiệt. Lúc này, cơ thể sẽ tích trữ chất béo nhằm tái tạo năng lượng.
Trước khi bắt đầu tập thể dục, người mắc tiểu đường type 1 cần thông tin với bác sĩ nhằm lưu ý các bước tránh chấn thương khi tập thể dục, tận dụng tối đa hoạt động thể chất. Người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu trước khi vận động. Đây là cách ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết khiến cơ thể cạn kiệ🐟t năng lượng.
Chỉ số đường huyết lý tưởng trước khi tập thể dục là từ 90mg/dL. Nếu lượng đường huyết dưới 90mg/dL, mỗi người cần ăn nhẹ bằng trái cây, bánh mì... Sau ăn 15 phút, người bệnh nên kiểm tra lại chỉ số đường huyết, đảm bảo trên 90mg/dL. Người tập cần chú ý không tập thể dục khi insulin (hormone tiết ra từ tuyến tụy) hoạt động mạnh để loại bỏ 🌃glucose ra khỏi máu. Nếu cố gắng quá sức, lượng đường huyết trong máu sẽ sụt giảm. Dưới đây là các hình thức tập thể dục phù hợp với người bệnh tiểu đường type 1.
Thể dục nhịp điệu
Cardio giúp tăng nhịp tim, nhịp thở trong hơn 10 phút. Cùng với cardio, đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi quần vợt, bóng rổ... cũng có tác dụng tương tự. Tập thể dục nhịp điệu có xu hướng s🅺ử dụng lượng dự trữ glucose và glycogen nhanh. Do đó, người mắc tiểu đường cần sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục trong quá trình tập luyện.
Một số bài tập cường độ cao như chạy nước rút hoặc HIIT (luyện tập cường độ cao ngắt quãng) với thời gian tập dài, nghỉ ngơi ngắn có thể làm tăng glucose nếu mức độ hormone cortisol tăng trong qu⭕á trình hoạt động. Loại hormone này khiến nhiều glucose được giải phóng vào máu. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần chống lại tác động này bằng cách tăng insulin🅰.
Rèn luyện sức mạnh
Các bài tập như nâng tạ tự do, rèn luyện trên máy tập tạ, dùng dây chống đàn hồi giúp người tập xây dựng sức mạnh, tăng khối lượng cơ nạc, kiểm soát lượng glucose trong máu. Trong đó, bài tập nâng tạ có thể làm tăng lượng đường trong máu trong vài giờ sau một buổi tập, phải điều chỉnh insulin. Tuy nhiên, việc điều chỉnh insulin phải thận trọng. Nếu điều chỉnh quá mức,🐻 người bệnh c🤪ó thể hạ đường huyết nghiêm trọng khi ngủ.
Cải thiện sự linh hoạt
Các bài tập vận động, kéo căng cơ, mô liên kết có thể cải thiện, duy trì khả năng vận động của người tập. Tập yoga cũng có tác dụng tương tự 💮giúp cơ thể să🔯n chắc, không gây tăng nhịp tim hoặc nhịp thở.
Nhằm tránh tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp sau khi tập thể dục💮, mỗi người cần ăn nhẹ trước khi tập, không tập thể dục vào buổi chiều hoặc tối, lên kế hoạch hoàn thành bài tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ. Bằng cách này, người bệnh có thể thể đánh giá quá trình tập thể dục ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, bệnh nhân có thể tăng nguy cơ bị hạ đường huyết vào ban đêm.
Mỗi người cần tự kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập th𒁏ể dục và trong vài giờ sau đó. Nếu lượng glucose thấp sau khi tập thể dục 2-4 giờ, người tập cần chờ thêm thời gian để kiểm tra lại. Bổ sung nước, cung cấp năng lượng bằng các đồ uống làm từ sữa có carbohydrate và protein nhằm bù đủ nước cho cơ thể, tránh𓆏 tình trạng hạ đường huyết.
Minh Thúy (Theo Very Well Health)