Tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể với một số bệ🍌nh. Nếu bạn bị cảm lạnh, viêm xoang nhưng vẫn muốn tập thể dục thì những bài tập với cường độ thấp sẽ phù hợp hơn. Dưới đây là một số bài tập tốt và tệ khi mắc các bệnh này.
Các bài tập tốt
Đi dạo: Cảm lạnh có thể làm giảm mức năng lượng của cơ thể. Song, chỉ cần đi bộ 20 phút cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Nếu các xoang bị tắc nghẽn, đi bộ có thể kích thích việc hít thở sâu và thông 🌠xoang. Tuy nhiên, nếu đi bộ hoặc bất kỳ hoạt động gắng sức nào khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn thì nên dừng lại và tập trung nghỉ ngơi.
Chạy bộ: Bác sĩ gia đình Andrea Hulse tại Maryland, Mỹ chia sẻ trên tờ Health, các bệnh nhân của bà đều nói rằng chꦅạy bộ giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm. Chạy là một cách thông mũi tự nhiên, giúp tỉnh táo. Khi ốm, bạn nên giảm cường độ chạy vì cơ thể đã hoạt động quá mức để chống lại nhiễm trùng. Nên ngưng chạy bộ nếu gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn.
Khí công: Chánh niệm với cường độ thấp, không phải đổ mồ hôi quá nhiều, giúp giảm căng thẳng, cải thiện lưu lượng máu và tăng cường năng lượng. Khí công cũng có thể có khả năng tăng cường miễn dịch của cơ thể. Một phân tích tổng hợp từ Đại học Sydney (Australia), Trường Y Harvard (Mỹ) và một số đơn vị công bố trên tạp chí Medicines năm 2020 𒀰cho thấy môn này giúp tăng cường chức♏ năng miễn dịch và ngăn tình trạng viêm nhiễm.
Yoga: Theo nghiên cứu tổng hợp của Đại học Maastricht (Hà Lan) công bố trên tạp chí Y học Hành vi năm 2018, các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga và các bài tập thở có ♎thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm nhiễm. Duỗi cơ nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức liên qဣuan đến cảm lạnh và nhiễm trùng xoang.
Nếu lo lắng tập quá sức với động tác yoga như chào mặt trời, bạn có thể chọn các bài tập chậm hơn n💝hư Hatha hoặc Iyengar yoga. Tập trung vào🐭 các tư thế phục hồi tại nhà, chẳng hạn tư thế em bé (Balansana) sẽ phù hợp hơn.
Nhảy: Khiêu vũ zumba hoặc cardio hoặc thậm chí chỉ lắc lư theo giai điệu yêu thích trong khi dọn dẹp nhà cửa cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn. Khiêu vũ làm giảm mức độ căng thẳng, hỗ trợ chức năng miễn dịch. Các bài tập khiêu vũ không khiến đổ mồ hôi quá nhiều hay gây căng thẳng cho khớp, làm trầm trọng thêm chứng đau đầu xoang do cảm lạnh. Bạn nên nhảy với tốc độ, cường ꦿđộ cảm thấy thoải 🔜mái nhất.
Bơi lội: Bơi lội, đi xe đạp có thể giải tỏa tắc nghẽn và tăng m🐓ức năng lượng. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả với tất cả mọi người. Bơ🌜i lội có thể mang lại cảm giác khá sảng khoái nhưng nên lưu ý vì một số người có thể cảm thấy khó thở khi bơi bởi bị kích thích bởi nước khử trùng bằng clo.
Đi xe đạp: Đi xe đạp là hoạt động vừa phải nhưng nên tránh đạp xe trên đường kẹt xe khi đang cảm lạnh. Theo Hiệp hội Chăm sóc Hô hấp Mỹ, hít phải các chất ô nhi🀅ễm gây kích ứng đường thở và có thể dẫn đến các triệu chứngꦓ như khó thở, ho, khiến người bệnh cảm thấy tồi tệ hơn.
Các bài tập không tốt
Nâng tạ: Sức mạnh và hiệu suất của cơ thể giảm đi khi chống cảm lạnh khiến người tập có nguy cơ chấn thương🍌 cao nếu cố gắng nâng cáဣc thiết bị nặng. Căng thẳng khi nâng tạ có khả năng gây ra áp lực xoang, thậm chí còn khiến cơn đau đầu tồi tệ hơn.
Các bài tập đồng đội: Các môn thể thao liên quan đến tiếp xúc cơ thể có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm. Virus cảm lạnh và cúm lây lan qua các giọt bắn và tiếp xúc tay với tay. Do đó, khi mắc các bệnh này, ngườ꧂i bệnh nên hạn chế tập luyện đồng đội hoặc đến phòng tập.
Kim Uyên (Theo Health)