Mỗi người một cảnh, đằng sau từng câu chuyện chuyển nhượng bớt đất đai nông nghiệp luôn có những lý do khác nhau. Mặc dù vậy, nguyên nhân mà tôi thường được nghe nhiều nhất là những người lớn tuổi trong gia đình khôn♋g còn đủ sức khỏe để đảm đương công việc đồng áng, trong khi thế hệ trẻ đã lựa chọn bến đỗ nghề nghiệp của mình ở các văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng... nơi các khu đô thị lớn. Vậy là không có người kế nghiệp, người ta đành bán lại một phần tài sản của mình.
Dẫu biết rằng bán mua là hoạt động hết sức🔜 bình thường của thị trường. Tuy nhiên, ai từng gắn bó với vườn cây, thửa ruộng, giờ lại chuyển nhượng đi cho người khác thì ắt hẳn cũng sẽ có những nỗi niềm riêng. Nhiều bác nông dân vốn đã quen với việc sớm sớm ra đồng thăm lúa, chiều chiều về gánh nước tưới rau. Nếu cuộc sống đột nhiên quá nhàn nhã, tự dưng trong lòng cảm thấy như thiếu thốn, mất mát đi một thú vui đời thường.
Cũng có một vài trường hợp khác con cháu đã lập nghiệp và sinh sống ở thị thành, mong muốn cha mẹ bán đất nông nghiệp ở quê để lên thành phố sống cùng. Điều này giúp các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian hơn cùng nhau, con cháu cũng tiện bề chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi lại không thích thay đổi môi trường sống. Một phần vì chuy🌱ển nơi ở từ nông thôn đến thành thị cũng đồng nghĩa với việc phải làm quen với lối sống mới từ đầu, phần khác vì không nỡ lòng lìa xa những mối liên hệ thân thuộc với họ hàng, lối xóm nơi "chôn nhau cắt rốn".
Vẫn có những người lớn tuổi không vì sở thích vui thú điền viên, cũng không ngại chuyển sang môi trường mới, nhưng vẫn lựa chọn giữ lại đất đai vì một lý do khác. Đối với họ, khu vườn, thửa ruộng là khung trời tuổi thơ,🎃 là nơi lưu trữ nhiều kỷ niệm từ thuở thiếu thời. Vì vậy, dù biết rằng bản thân không đủ sức lực để canh tác trên đất ở mức độ hiệu quả nhất, người ta vẫn𒉰 không sẵn lòng bán nó đi.
>> Cuộc đổi đời của những nông dân bán đất
Nói chung, có nhiều nguyên do làm người ta không muốn từ bỏ khu vườn, mảnh ruộng. Nhưng nếu suy nghĩ ở chiều ngược lại, tôi tin rằng vẫn có một vài điểm tích cực khi mà thế hệ lớn tuổi quyết định chuyển nhượng đất nông nghiệp cho người bên ngoài nếu các thành viên kế cận trong gia đình không đi theo con đường làm nông.
Thứ nhất, giảm bớt công việc đồng áng sẽ mang lại nhiều thời gian nhàn rỗi hơn cho người lớn t꧂uổi. Quỹ thời gian này có thể dành cho việc thăm nom bạn bè, họ hàng, con cháu hoặc đi du lịch. Chăm sóc sức khỏe cũng là một vấn đề rất đáng được chú ý. Kết quả từ một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe do đại dịch Covid-19. Trong xu thế này, người lớn tuổi cũng có thể cân nhắc đến việc dành thời gian rảnh rỗi của mình cho các mục tiêu về y tế, thay vì chỉ quan tâm đến các công việc vư𝓰ờn tược, ruộng đồng.
Thứ hai, đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của xã hội, góp phần tạo nên sự tăng trưởng về mặt kinh tế. Nếu thế hệ kế cận không có sở trường và nguyện vọng làm nông, việc chuyển nhượng lại đất nông nghiệp cho người có năng lực canh tác tốt hơn cũng là một cách góp phần nওâng cao hiệu quả sử dụng dạng tài nguyê✱n này.
Thứ ba, thế hệ kế cận (không chuyên về nông nghiệp) sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào lĩnh vực mà họ thật sự muốn theo đuổi nếu như không vướng bận quá nhiều vào việc qꦓuản lý đất đai nông nghiệp của gia đình. Sự chuyên môn hóa như thế này không chỉ có ý nghĩa tích cực đối với bản thân những người trẻ, mà còn đối với hiệu suất lao động chung của toàn xã hội.
Tóm lại, "buông bỏ" bớt đất nông nghiệp đố✤i với người lớn tuổi mặc dù mang lại một số lợi ích nhất định nhưng vẫn tồn tại những rào cản về mặt tâm lý khiến người ta không sẵn sàng làm việc n♋ày. Vậy liệu rằng có giải pháp nào để vượt qua các rào cản đó hay không?
Chuyển n🅰hượng một phần và cho thuê có lẽ là hai giải pháp phù hợp nhất. Kỳ thực, nếu không muốn đánh mất niềm vui điền viên và rời xa họ hàng, lối xóm, người ta có thể chọn cách chỉ chuyển nhượng một phần đất nông nghiệp cho người có nhu cầu và khả năng canh tác. Một vài gia đình ở xóm tôi đã chọn cách làm này và hằng ngày, họ vẫn có thể tận hưởng niềm đam mê chăm sóc vườn cây, ao cá trên phần đất mà họ quyết định giữ lại.
Cho thuê cũng là một giải pháp hay nếu thế hệ kế cận không chọn nghề nông và thế hệ lớn tuổi không muốn bán hẳn đi cơ nghiệp của mình. Vẫn có nhiều người đam mê làm nông nghiệp, những bạn trẻ thích "bỏ phố về làng" mong muốn thuê lại các khu 🦄vườn để canh tác. Đây chính là những "khách hàng" đi thuê tiềm năng mà chủ đất có thể hướng đến.
Đối với tꦕình huống người lớn tuổi không muốn chuyển nơi sống từ nông thôn đến thành thị, thiết nghĩ không có giải pháp nào hữu hiệu hơn sự thấu hiểu, cảm thông của các thành vi﷽ên còn lại trong gia đình. Để giải quyết vấn đề này, thế hệ trẻ dù không theo nghề nông nhưng vẫn có thể cân nhắc phương án chọn nơi làm việc gần với gia đình để có nhiều thời gian thăm nom, chăm sóc cha mẹ. "Ly nông" không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc phải "ly hương".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. 💛Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betv🀅isa-slots.com.