Thị trường Việt đang khan xe nên là dịp để các đại lý tung chiêu bán hàng buộc mua thêm phụ kiện để nhận xe sớm với những mẫu xe được nhiều người quan tâm. Gần đây, Toyota Veloz Cross bán kênh 20-30 triệu tại Hà Nội, 40-50 triệu tại TP 😼HCM.
Tuy nhiên, bán "bia kèm lạc" không còn là riêng vấn đề của xe Toyota như những năm trước đây, mà có thể xảy ra ở bất cứ đại lý của hãng nào, miễn là mẫu xe đó được khách hàng quan tâm. Nhiều đại lý Hyundai bán chênh giá Santa Fe, Tucson, Creta, cao nhất gần 100 triệu đồng. Đại lý Ford cũng tương tự khi dòng bán tải Ranger hiện cũng kênh giá 20-90 triệu đồng.
Ở💝 mảng xe máy, các mẫu xe bán chạy của Honda như SH, Ai✨r Blade, SH Mode cũng kênh giá vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
Phản hồi về việc hãng có kiểm soát🦩 việc bán hàng của đại lý hay không, Toyota Việt Nam cho biết hãng không có cಌhủ trương ép khách mua thêm phụ kiện mà theo nguyên tắc đến trước được phục vụ trước.
"Toyota Việt Nam yêu cầu tất cả các đại lý tuân thủ chính sách này để bảo vệ quyền lợi của khách hàng", đại diện liên doanh Nhật nói. "Chúng tôi sẽ tiếp nh𒀰ận phản ánh của khách hàng (qua số 18001524🌊) và có biện pháp xử lý nếu phát hiện bất kỳ vi phạm nào từ đại lý".
Đây không phải lần đầu hãng xe Nhật phản hồi với nội dung tương tự, mỗi khi có những đợt làm giá từ đại lý. Honda cũng thường xuyên giảiဣ thích như vậy ở mảng xe máy. Nhưng hiện tại tình trạng này vẫn tiếp t🔯ục diễn ra và lan sang nhiều thương hiệu.
Dù hãng nói sẽ có chế tài đối với tình trạng "bán bia kèm lạc" của đại lý, nhiều chuyên gia cho rằng điều này không dễ. Lý do là các giao dịch này đều là đ🧜ơn lẻ, không có sự ép buộc từ phía đại lý, đơn thuần là gợi ý hoặc chỉ là một điều kiện có xe giao ngay.
"Khi hãng và đại lý là hai thực thể kinh doanh độc lập, giá xe trên thị🥃 trường chịu sự chi phối của quy luật cung-cầu. Hai bên thuận mua vừa bán thì không thể nói ai sai, ai đúng trong trường hợp này", luật sư Huỳnh Phước Hiệp, đoàn Luật sư TP HCM cho biết.
"Việc xe kênh giá đơn giản là quy luật cung cầu", anh Vĩnh Nam, một chuyêꦜn gia bán xe sang lâu năm tại TP HCM cho biết. "Giá xe trên hợp đồng mua bán giữa hai bên vẫn theo mức niêm yết. Vì vậy, về mặt kinh doanh thuần túy, đại lý k🥂hông sai".
Theo anh Nam, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới, ví 𓆏dụ Mỹ cũng có tình trạng này. Thay vì đợi, khách hàng chấp nhận mua thêm ꦐphụ kiện xuất phát từ "gợi ý" của người bán để có xe sớm.
Nhiều đại lý cho biết, ngoài doanh số xe đơn thuần, nhà phân phối thường có những cam kết khác trong hợp đồng 🌳với hãng xe, đối tác, ví dụ đạt số lượng bao nhiêu xe thì được thưởng, hay bán thêm phụ kiện, bảo hiểm. Năng lực nhà phân phối được đánh giá không chỉ qua số xe bán mà cả những chỉ tiêu như vậy.
Các đại lý ôtô không thể chỉ bán những mẫu bán chạy, mà phải kèm các sản phẩm kén khách hơn. Vì vậy, đại lý sẽ cố gắng kiếm lợi nhuận của xe này để bù vào xe khác nhằm đảm💜 bảo nguồn thu không bị🎃 hụt sau khi trừ các chi phí vận hành.
Quyết định có bị cuốn vào chiêu thức bán hàng bia kèm lạc hay không thực tế hoàn toàn nằm ở khách hàng. Khách có thể không mua phụ kiện, nhưng phải chấp nhận đợi giao xe lâu, và khách thì không thể biết được ♋liệu mình có phải là "đến trước, phục vụ trước" như hãng phân trần. Lựa chọn khả dĩ hơn, là mua xe khác.
Bên cạnh đó, người mua xe cũng không nên đổ dồn nhu cầu vào những giai đoạn nhạy cảm như khi xe mới ra mắt, cận Tết... Nếu nhu cầu không cao, đại lý không có cớ bán thêm phụ kiện. Ví như Toyota Corolla Cross, mẫu xe nhập Thái từng kên🌟h 10-20 triệu đồng lúc ra mắt, nhưng sau đó giảm nhiệt khi nguồn cung tốt hơn, giá về mức niêm yết, thậm chí đại lý tặng thêm phụ kiện để đẩy hàng.
Đoàn Dũng - Thành Nhạn