Từ câu chuyện"Lao động kinh nghiệm, vị trí cao cũng lo 🍷꧃thất nghiệp", độc giả Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt nêu quan điểm về vấn đề trọng bằng cấp trong tuyển dụng lao động:
"Một đất nước trọng khởi nghiệp như Isare🔯l sẽ trở nên giàu có và có nhiều ông chủ để mở các nhà máy, xí nghiệp, tuyển việc làm cho nhiều người. Một đất nước xem trọng bằng cấp thì mọi người sẽ đổ xô đi học để lấy bằng cho dễ xin việc hơn (và thật sự rất sợ khởi nghiệp với tâm lý sợ thất bại) thì mãi là đất nước nghèo và chỉ cần một sự cജố về kinh tế sẽ thất nghiệp tràn lan hết".
Đồng tình với nhận định trên, bạn đọc Giang Nguyễn nêu chính ví dụ về những trải nghiệm của bản thân:
"Tôi đã từng làm việc với những người có bằng du học, Đại học, rồi đến Cao đẳng nghề. Nhưng thật lạ là những người học Cao đẳng nghề lại có tinh thầnౠ tự học và vươn lên cao hơn rất nhiều những người có bằng cấp cao hơn kia và giờ họ đều đã làmඣ sếp lương nghìn đôla".
"Hãy là những tiên phong tuyển dụng nhân sự bằng thực lực thay cho bằng cấp. Không ai buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhân sự như thế nào cả. Yêu cầu bằng cấp chỉ là bộ lọc giảm thiểu thời gian tuyển dụng của doanh nghiệp mà thôi. Có thể bằng cấp không là tất cả, nhưng chí ít, nó nói lên khả năng tuân thủ kỷ luật của người sở hữu nó cao hơn người không có", độc giả Tuan Bui Anh nhận định về công tác tuyển dụng hiện nay.
>> 'Bằng giỏi nhưng ܫCV trắng cũng chỉ làm nhân viên quèn'
Trong khi đó, bạn đọc AdZ lại có quan điểm trái ngược khi cho rằng bằng cấp thể hiện tinh thần học hỏi vươn lên của người lao động:
"Ý kiến phản bác bằng cấp là của n😼hững cá nhân xem thường việc học. Khi tuổi thanh niên, bạn nghĩ có thể làm mọi thứ, mọi công việc. Đến trung niên thì chỉ còn một việc, các việc khác ngại thay đổi với lý do không quen. Ngay cả người học cao có chuyên môn còn phải học tập để theo kịp thời đại, để không bị đào thải, chứ đừng nói đến người không chịu học. Mà đã học thì có thi cử, kiểm tra cấp chứng nhận, bằng cấp chứ không phải cứ tham gia là có đủ kiến thức. So sánh với nước này nước kia nhưng lúc trẻ thì lo cày game, xin tiền cha mẹ, ăn bám... lúc phải ra đời thì không chuyên môn nhưng đòi hỏi lương phải cao".
Cùng chung quan điểm, độc giả Thương Phạm so sánh:
"Hãy nhìn q🤡ua Mỹ để xem các tỷ phú công nghệ, 🐓bước đầu tiên của họ có phải cũng là học đại học? Nhìn thêm xem những nước phát triển, hệ thống giáo dục của họ có luôn đứng top đầu thế giới không? Vì sao? Vì họ cũng coi trọng giáo dục và tất nhiên giáo dục sẽ sinh ra bằng cấp".
Quan điểm của bạn về vấn đề bằng cấp trong tuyển dụng thế nào?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Việt Thành tổng hợp