Bàng quang tăng hoạt quá mức (OAB) ౠlà tình trạng bàng quang không giữ được nước tiểu, người bệnh dễ tiểu không kiểm soát hoặc buồn tiểu đột ngột. Nếu són tiểu kéo dài, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI). Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nữ giới với triệu chứng nhiễm trùng một hoặc nhiều ph🗹ần ở đường tiểu, bàng quang, thận, niệu đạo.
Dù bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiểu khác nhau, nhiều người dễ nhầm lẫn vì một số triệu chứng giống nhau. Cụ thể, cảm giác muốn ওđi tiểu đột ngột thường xuyên gặp ở người bệnh bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng tiểu. Tuy nhiên, các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt kéo dài, trong khi triệu chứng do nhiễm trùng tiểu xả📖y ra đột ngột kèm sốt.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt là do lối ꧒sống thiếu lành mạnh như thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích. Rượu, bia ảnh hưởng tới cơ thể tương tự như thuốc lợi tiểu, khiến các cơ kiểm soát bàng quang🍸 quá tải, dẫn đến tiểu không kiểm soát. Người mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng (MS), Parkinson, bệnh tiểu đường, bệnh thận, đột quỵ nhiều nguy cơ bàng quang bị tăng hoạt quá mức.
Khác với bàng quang tăng hoạt, nhiễm trùng tiểu xảy ra khi vi khuẩn di chuyển lên niệu đạo, ống kết nối với bàng quang, dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Do đặc thù nữ giới có niệu đạo ngắn nên vi khuẩn dễ dàng di chuyển đến bàng quang và dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, giảm nội tiết tố estrogen dễ bị viêm bàng quang gây nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, sau khi q✤uan hệ tình dục, một số trường hợp cũng bị nhiễm trùng tiểu do vệ sinh kém.
Nhiễm trùng tiểu có thể giới hạn ở niệu đạo và bàng quang, hoặc kéo dài qua niệu quản vào thận. Nếu thận nhiễm trùng, các cơ quan khác có thể tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tiểu chỉ giới hạn ở niệu đạo, bàng quang, người bệnh thường thấy khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh s𒁏ẽ lan đến hệ tiết niệu, đi vào má꧑u gây nhiễm trùng huyết.
Són tiểu là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng tiểu. Các triệu chứng khác thường xảy ra cùng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên. Người bệnh cũng cảm thấy nóng rát k𝐆hi đi tiểu hoặc tiểu ra máu, nước tiểu nặng mùi, có màu sẫm. Đàn ông nhiễm trùng tiểu💫 dễ bị đau trực tràng, trong khi phụ nữ bị thường đau lưng hoặc vùng chậu.
Do 🦩nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng tiểu có nhiều điểm khác biệt. Người bệnh bàng quang tăng hoạt có thể lựa chọn bài tập tăng cường cơ sàn chậu, vận động cơ xung quanh bàng quang, niệu đạo. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lên kế hoạch ăn uống khoa học, hợp༺ lý nhằm giảm cân.
Trường hợp mắc bệnh nặng, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc giúp người bệnh𒉰 giảm triệu c෴hứng tiểu đêm, tiểu không kiểm soát. Biện pháp điều trị xâm lấn như tiêm botox vào bàng quang có thể giúp kiểm soát chuyển động cơ của bộ phận này tốt hơn.
Với bệnh nhân nhiễm trùng tiểu, nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu nên phải dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh, mức độ mắc bệnh và loại vi khuẩn trong niệu đạo. Bác sĩ có thể kê kháng sinh liều thấp cho người🐲 bệnh trong một thời gian ngắn nếu triệu chứng nhiễm trùng tiểu xuất hiện liên tục. Bệnh nhân không nên uống thuốc kháng sinh dài ngày, tiềm ẩn nguy cơ kháng kháng sinh.
Nữ giới mắc bệnh nên tăng cường horܫmone estrogen cho âm đạo bằng các loại nước ép trái cây, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng. Nếu nhiễm trùng tiểu nặng, bệnh nhân sẽ phải dùng kháng sinh truyền qua đường tĩnh mạch.
Minh Thúy (Theo Healthline)