Ba năm nay, Nuttanakil là khách hàng thường xuyên của những chuyến xuồng máy chở khá✨ch dọc hệ thống kênh rạch ở Bangkok, phương tiện vận chuyển khoảng 30.000 người trong số hơn 8 triệu cư dân thành phố mỗi ngày.
"Nó rẻ và nhanh. Nếu bắt taxi hoặc xe buýt, tôi phải dậy sớm hơn một giờ và mất thêm tiền", cô nói. "Nhược điểm du൲y nhất của hình thức đi lại này là mùi hôi thối. Có lần tôi bị một xuồng khác tạt nước vào và phải mua váy mới để đi làm. Nhưng tôi vẫn thích di chuyển bằng xuồng hơn nếu chỗ làm mới gần kênh", Nuttanakul nói.
Bangkok, thành phố xây dựng trên vùng rốn lũ của sông Chao Phraya, từng được gọi là Venice phương Đông nhờ mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Mạng lưới kênh và sông dài hàng trăm km, kết 🎐nối nhà dân, chùa chiền và không gian công cộng, đóng vai trò là hành lang vận chuyển hàng hóa và người, đồng thời là trung tâ💝m mua sắm với nhiều chợ nổi.
Nhưng từ đầu thế kỷ 20, nhiều con kênh bị san lấp lấy chỗ làm đường, h🍃oặc bị tắc nghẽn vì rác thải. Đường phố Bangkok cũng thường xuyên ùn tắc, khiến thủ đô Thái Lan trở thành một trong những nơi tắc nghẽn giao thông nhất thế giới.
Chính quyền Bangkok đang lên kế hoạch khôi phục một ꦰsố con kênh và đưa phà điện vào sử dụng nhằm giảm kẹt xe, c🐈ũng như tạo ra một thành phố đáng sống hơn với mạng lưới giao thông thân thiện môi trường và ít ô nhiễm hơn.
"Người dân Bangkok coi kênh rạch là thứ chướng mắt, nhưng chúng tôi muốn chúng được nhìn nhận như tài sản quý giá", Niramon Serisakul, giám đốc T🅰rung tâm Thiết kế và Phát triển Đô thị (UddC), đơn vị tư vấn cho Cơ quan Quản lý Đô thị Bangkok (BMA) về cải thiện giao thông, nói.
"Đặc biệt trong tình hình bây giờ, khi mọi người lo ngại về việc sử dụng phương tiện giao thông côไng cộng thời Covid-19, giao thông đường sông và kênh rạch có thể là giải pháp thay thế 𒅌dễ chịu hơn cho phương tiện đường bộ nếu nó thuận tiện hơn", bà cho hay.
Nhiều thành phố lâu đời trên thế giới, từ Rome đến Tokyo, được xây dựng quanh các con sông từn𝄹g là huyết mạch giao thương, vận tải, bên cạnh việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Tuy nhiên, khi giao thông đường bộ và đường hàng không phổ biến hơn và dân số tăng nhanh, sông ngòi và các tuyến đường thủy đa số bịꦇ các nhà hoạch định chính sách và người dân xem nhẹ, thường ô nhiễm nặng hơn do nước thải và chất th🔥ải công nghiệp.
Những năm൩ gần đây, nhiều thành phố từ Chicago tới Seoul đã hồi sinh các khu vực ven sông vì lợi ích kinh tế và môi trường. ꧂Chính quyền thậm chí còn trao cho một số sông hồ quyền hợp pháp như người để bảo vệ chúng tốt hơn.
Khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các nhà quy hoạch quan tâm đến việc khai thác hiệu quả làm mát của sông ngòi để chống lại hiện tượng đảo nhiệt đô thị, cũng như vai trò của chúng trong 🎃chống ngập lụt.
"Nhà cửa của chúng ta từng có thời nhìn ra🔜 kênh rạch, nhưng sau đó chúng ta xây tường và quay lưng lại với chúng cũng như mọi ích lợi mà chúng mang đến", Kanjanee Budthimedhee, chủ nhiệm chương trình thiết kế và quy hoạch tại Đại học Cônﷺg nghệ Vua Mongkok, nói.
"Nếu chúng ta hồi sinh mạng lưới kênh, chúng ta có thể giải quyết ô nhiễm, ách tắc và các vấn đề môi trường với giá rẻ", Kanjanee, người ủng hộ phát triển mạng lưới di chuyển bằng kênh rạch và xe đạp để giải quyết vấn đề kết nối giao thôn🙈g trong thành phố Bangkok, nói.
Theo dự đoán của Ngân hàng T🌠hế giới, Bangkok là một trong những đô thị bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khí hậu ấm lên, với gần 40% diện tích thành phố có thể bị ngập vào năm 2༒030 do lượng mưa lớn hơn.
Thành phố đang chìm 2 cm mỗi năm, theo các chuyên gia khí hậu, và ngậpꦍ lụt ở nhiều✨ khu vực thuộc Bangkok đã trở thành hiện tượng phổ biến mỗi khi mùa mưa tới.
Theo Niramon, trận lụt năm 2011 khiến hơn 500 người thiệt mạng cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng với thành phố. "Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kênh m🌃ương trong giảm thiểu lũ lụt và thoát nước", bà nói. "Kế hoạch nâng cấp chúng là một phần của mục tiêu lớn hơn nhằm tái tạo Bangkok bằng cách cải thiện sự lưu thông, môi trường và chất lượng cuộc sống, những thứ giúp củng cố nền kinh tế".
Đường sá chiếm 7% diện tích Bangkok, trong khi diện tích mặt nước chiếm 8%, t🐈heo UddC. Nhưng người dân không thể tiếp cận với hơn 70% trong số 1.200 kênh rạch, chỉ khoảng 70 km kênh rạch được sử dụng hiện nay, theo Niramon.
UddC ước tính bằng cách nâng cấp và kết nối 28 kênh rạch, mạng lưới này có thể mở rộng lên 700 km, vươn tới các trung tâm thương mại và dân cư chính của thành phố, tích hợp tốt hơn với hệ thống tà💯u điện và xe buýt đang mở rộng.
BMA, nơi đề xuất phát triển thêm 5 tuyến kênh, cũng đanღg bổ sung đội taxi thuyền điện để giảm ô nhiễm, khí thải và tiếng ồn, đồng thời thu hút nhiều người sử dụng hơn.
"Mục tiêu cuối cùng là khuyến khích nhiều người di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng hơn và giảm bớt sử dụng xe cá nhân trên đường bộ, mà hệ thống kênh rạch là chì✨a khóa giải quyết", Pongsakorn Kwanmuang, phát ngôn viên của BMA, nói.
"Hệ thống kênh là một phần bản sắc độc đáo của Bangkok. Sự hồi sinh của chúng sẽ mang lại nhiều không gian g꧟iải trí và công cộng hơn cho người dân, đồng thời giúp hồi sinh những cộng đồng dân cư có truyền thống sinh sống dọc kênh mương", ông nói.
Vấn đề này vẫn đang được tranh luận gay gắt. Một đề xuất xây dựng lối đi ven sông đã bị tòa án Bangkok ch꧟ặn lại hồi tháng 2 sau khi kiến trúc sư và các nhà môi trường cho rằng nóဣ sẽ làm tình trạng ngập lụt trầm trọng hơn, khiến hàng trăm gia đình sống dựa vào sông mất đi chỗ ở.
Các nhà phê bình cho rằng kế hoạch khôi phục kênh đào cũng không thể giải quyết triệt để tình trạng thiếu kết nố⛄i giao thông ở chặng cuối, hoặc giảm bớt việc sử dụnꦕg ô tô cá nhân.
Niramon thừa nhận đó là một thách thức.
"Chúng ta không thể bắt mọi người làm điều gì đó chỉ bằng nói miệng rằng điều này tốt cho cộng đồng hay tốt cho môi trường. Nhưng chỉ cần nỗ lực một chút, chúng ta có tꦚhể khiến kênh rạch hấp dẫn trở lại", bà nói. "Tại những thành phố như Amsterdam và Venice, kênh rạch là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của thành phố. Bangkok đã từng như vậy và có khả năng trở lại như vậy".
Hồng Hạnh (Theo Reuters)