Không quân Trung Quốc ngày 19/9 côn🥂g bố video trên mạng xã hội cho thấy các oanh tạc cơ H-6K diễn tập mô phỏng không kích một căn cứ hải quân đối phương. Lực lượng này không𓆉 định danh mục tiêu, nhưng cách bố trí của nó tương đồng với căn cứ Andersen của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Một nguồn tin thân cận với đơn vị truyền thông của quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết video của không quân 🥃nước này "mượn" một số cảnh trong hai bộ phim hành động của Hollywood để khiến sản phẩm của họ "thêm phần bắt mắt".
Trong bài xã luận đăng ngày 22/9, Global Times tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng việc truyền thông phương Tây nói v♓ideo trên thể hiện "đòn tấn công mô phỏng vào căn cứ Mỹ ở Guam" là sự "suy diễn thái quá", nhưng khẳng định nó thể hiện năng lực tung đòn phản công của Trung Quốc.
"Nếu quân đội Mỹ điều oanh tạc cư từ các căn cứ ở Thái Bình Dương tới răn đe Trung Quốc và gây ra những mối đe dọa trực ti﷽ếp, máy bay ném bom H-6K của PLA trên thực tế có khả năng tung đòn phản công hiệu quả vào các căn cứ đó, cũng như các lực lượng và căn cứ tiền phương của Mỹ. Đó là những gì mà không quân Trung Quốc muốn truyền tải qua video, theo nhận định của tôi", Wei Dongxu, tác giả bài xã luận, viết.
Tuy nhiên, Wei cho rằng video của không quân Trung Quốc "đơn thuần thể hiện khả năng đáp trả tương xứng", không nhằm và💙o một lực lượng, vị trí hay quốc gia nhất định. Ông cũng ca ngợi năng l🦹ực tác chiến của H-6K, mẫu oanh tạc cơ hiện đại nhất trong biên chế không quân Trung Quốc.
"Oanh tạc cơ H-6K có thể tăng phạm vi tác chiến và mang theo tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 1.000 km. Điều đó có nghĩa là chúng có thể tấ𝓰n công chính xác các mục ti🍸êu ở chuỗi đảo thứ nhất hoặc thứ hai", bài xã luận viết.
Khái niệm "chuỗi đảo thứ nhất" và "chuỗi đảo thứ hai" do cựu ngoại trưởng Mỹ John Dulles đưa ra năm 1951 nhằm kiềm chế Liên Xô và Trung Quốc trong C𝄹hiến tranh Lạnh.
"Chuỗi đảo thứ nhất" gồm các đảo chính của Nhật Bản, đảo Đài Loan, miền bắc Philippines và bán đảo Malay. "Chuỗi đ♕ảo thứ hai" bắt đầu từ phía bắc quần đảo Nhật Bả🌸n, kéo dài đến đảo Halmahera của Indonesia, trong đó đảo Guam là hạt nhân.
Global Times nhận định Mỹ "chiếm thế thượng phong" về sức mạnh quân sự dọc theo "chuỗi đảo thứ hai" với các nhóm tác chiến t🌃àu sân bay cùng "oanh tạc cơ với số lượng và chất lượng hàng đầu thế giới".
"Dù sức mạnh tổng thể của không quân và hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ, song nếu Wa🌸shington đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc phòng và chiến lược của Bắc Kinh từ các căn cứ ở chuỗi đảo thứ hai, PLA hoàn toàn đủ khả năng khiến họ trả giá", Wei viết trong bài xã luận.
Đảo Guam nằm ở giữa Thái Bình Dương, cách Trung Quốc khoảng 2.900 km về phía đông nam. Guam nằm đủ gần lục địa châu Á để không quân Mỹ thiết lập căn cứ dành cho oanh tạc cơ, trinh sát cơ và máy bay tiếp liệu, song hòn đảo đủ xa để💯 gây khó khăn cho đối phương, trừ 🤡những lực lượng sở hữu vũ khí tinh vi nhất.
Giới chuyên gia nhận định tên lửa Trung Quốc khó vượt qua được các hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo Guam của Mỹ. Lục quân Mỹ triển khai một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Guam, đang xem xét triển khai hệ thống Aegis Ashore và có thể điềꦓu các tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 tới hòn đ💧ảo khi xảy ra khủng hoảng.
Nguyễn Tiến (Theo Global Times)