Tiến sĩ V🔥ăn Đình Tráng, phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, điều phối chính của nghiên cứu, cho biết Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ưꦑơng bắt đầu tuyển người hiến từ ngày 3/8.
Người đủ điều kiện hiến huyết tương phải từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi, sau xuất việ🐼n 14 ngày, tuổi từ 18 đến 65, nặng trên 50 kg với nam và trên 45 kg với n𓄧ữ. Nhóm này sẽ được xét nghiệm miễn phí viêm gan B, HIV, giang mai... nhằm đảm bảo nguồn huyết tương sạch.
Sau hai ngày, có 5 người tình nguyện hiến, trong đó có một bác sĩ của bệnh viện. Số huyết tương đầu tiên thu được sẽ ưu tiên dùng♑ cho c🧜ác bệnh nhân tại Đà Nẵng, nơi diễn biến Covid-19 đang rất căng thẳng.
Người được nhận huyết tương là bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặ൲ng và nghiêm trọng, được xác định nhiễm nCoV bằng xét nghiệm RT-PCR, tuổi từ 18 đến 75.
Phươ🥀ng pháp này tương tự việc hiến máu song bác sĩ không sử dụng toàn bộ thành phần máu mà chỉ lấy 600 ml huyết tương, huyết tương được lọc ngay trong quá trình hiến. Số huyết tương lấy𝔉 ra sẽ được bù lại bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để đảm bảo sức khỏe cho người hiến.
Theo tiến sĩ Tráng, phương pháp dùng huyết tương của ꧙người hồi phục để chữa bệnh đã có từ rất lâu. Truyền huyết tương - dịch lỏng còn lại sau khi các tế bào máu được lọc ra - có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Phương pháp này từng được sử dụng để điều trị bệnh bại liệt, sởi, quai bị và cúm, thậm chí SARS năm 2003. Hiện nay việc lấy huyết tương người khỏi để điều trị Covid-19 cũng đang được thực hiện tại một số nước châu Âu và Trung Quốc.
Nguyên lý của phương pháp là sử dụng kháng thể chống lại một tác nhân ꧂để phòng ngừa hoặc điều trị một bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra. Người bệnh tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Đây là phương pháp điều trị duy nhất cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tꦆiêu diệt virus.
"Đến nay, nCoV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các thuốc thử nghiệm như thuốc kháng virus, HIV, thuốc chống giun sán... cũng không ꧒có tác dụng nhiều. Vì vậy, chuyên gia tìm tòi phương pháp mới và hy vọng sẽ cứu được👍 bệnh nhân nguy cơ nặng đến tử vong", tiến sĩ Tráng nói.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là đầu mối chính tiếp nhận và sàng lọc người đến hiến. Tiến sĩ Tráng cũng cho biết việc hiến hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia h꧙i♈ến tặng bất cứ lúc nào.
Bác sĩ kỳ vọꦗng huyết tương người khỏi giúp ngăn chặn Covid-19 diễn biến nặng hơn, sẽ mang lại hy vọng cho những người đang phải điều trị hồi 🐻sức tích cực.
"Chúng tôi kêu gọi những người đã khỏi bệnh chung tay cứu chữa cho những n🌳gười đang chiến đấu với�� Covid-19 lúc này", tiến sĩ Tráng cho biết.
Đề tài nghiên cứu do giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec cùng🎉 tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Huyết học truyền máu trung ương, Bệnh viện đa khoa Đà nẵng... Vốn tài trợ cho dự án nghiên cứu là 12 tỷ đồng.
Chi Lê