Chị Hà, mẹ của bé, cho biết khoảng 4 ngày trước, bé xuất hiện những dấu hiệu bệnh. Bé chưa đi học, không tiếp xúc với người lạ, mẹ tưởng ไcon sốt phát ban bởi đã tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Ngày 23/7,𒈔 BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bé An♑ là ca sởi trái mùa đầu tiên ghi nhận tại bệnh viện trong năm nay, bởi sởi thường xuất hiện vào mùa đông xuân khi thời tiết mát mẻ, ẩm ướt kéo dài. Hè năm ngoái, bệnh viện không ghi nhận ca sởi nào.
Bé An được vệ sinh da, mắt, miệng họng, uống thuốc hạ sốt, bù nước, điện giải, bổ sung vitamin A liều cao. Sau 5 ngày, bé giảm triệu chứng, về nhà theo dõi thêm.
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Virus gây bệnh sởi có thể lây lan trong k🌌hông khí, tồn tại ở môi trường bên ngoài tro♚ng hai giờ. Theo bác sĩ Trang, nếu chưa tiêm vaccine hoặc cơ thể chưa có kháng thể phòng sởi, tỷ lệ lây nhiễm khi tiếp xúc gần đến 90%. Sau khi mắc sởi hoặc tiêm đủ hai mũi, trẻ có miễn dịch suốt đời.
Để phòng bệnh sởi, bác sĩ Trang khuyến cáo phụ huynh 🐈vệ sinh cá nhân cho trẻ, môi trường sống. Trẻ nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, làm sạch mũi, họng với dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi công cộng, không tiếp xúc gần với người đang mắc . Khi trẻ có các biểu hiện nhꦜư ho, sốt, sổ mũi, có nốt phát ban đỏ..., phụ huynh đưa con đi khám.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ 💙lệ tiêm chủng trên toàn cầu giảm góp phần làm gia tăng tỷ lệ nhiễm sởi và tử vong. Có hơn 300.000 ca mắc bệnh sởi được báo cáo trên thế giới năm 2023.
Số ca mắc sởi năm ngo🃏ái tại khu vực châu Âu cũng tăng hơn 30 lần so với năm 2022 và ở Tây Thái Bình Dương, con số này lên đế𒐪n 255%.
Đình Lâm
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |