Xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận �𒅌�7 cho thấy nước tiểu lẫn hồng cầu, bác sĩ ghi nhận bé Trâm bị tăng huyết áp thứ phát với chỉ số 137/89 mmHg trong khi bình thường dưới 120/80 mmHg, nhịp tim nhanh 110 lần mỗi phút còn bình thường là 90 nhịp.
Bé được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, đo holt🎃er ECG 24h theo dõi nhịp tim. Kết quả cho thấy bé bị tăng huyết áp thứ phát kèm tiểu máu vi thể (tiểu ra máu nhưng không quan sát được bằng mắt thường) và viêm phế quản, được điều trị nội khoa bằng thuố♎c.
Ngày 26/9, BS.CKII Dương Anh Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sau✃ 4 ngày điều trị nội trú, huyết áp bệnh nhi giảm còn 120/80 mmHg, hết tiểu dầm và ho, được xuất viện. Bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn gia đình theo dõi tại nhà và tầm soát thêm tìm nguyên nhân tăng huyết áp, tái khám theo lịch hẹn.
Bé Trâm hơi thừa cân nhưng chỉ số🅘 BMI ở mức ổn. Bố của bé cho biết không nghĩ con bị tăng huyết áp bởi khám sức khỏe mỗi năm đều bình thường. "Cháu vào học cấp 2, môi trư💃ờng học mới, nhiều bài vở nên gia đình nghĩ cháu bị áp lực tâm lý", người bố nói.
Theo bác sĩ Dũng, cũng như người lớn, tăng huyết áp ở trẻ thường không có triệu chứng rõ ràng như phù, đau đầu, đau ngực, khó thở, tức ngực... Nhiều phụ huynh lầm tưởng bệnh chỉ xảy ra ở tuổi trưởng thành nên dễ dẫn đến tâm lý chủ quan. Bệnh có hai dạng gồm nguyên phát không rõ nguyên nhân và thứ phát. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp trong các bệnh lý về thận, thần kinh, tim mạch, nội tiết 🧜như cường giáp, u tủy thượng thận... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tai biến, đột quỵ, gây tổn thương các cơ quan đích như tim, thận, não và tử vong.
Để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ khỏe mạnh trên ba tuổi nên được kiểm tra huyết áp mỗi năm. Trẻ sinh non cân nặng dưới 2,5 kg, mắc bệnh thận, bệnh tim bẩm sinh cần phải được kiểm tra huyết áp ngay sau sinh. Trẻ dưới ba tuổi có tiền căn sinh non dưới 32 tuần tuổi, cân nặng lúc sinh 𒐪dưới 2,5 kg, mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý ở thận... cũng cần được kiểm tra .
Phòng ngừa bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, ăn uống khoa học, hạn chế món nhiều đường, mỡ, thức ăn quá mặn, ăn nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây. Trẻ nên vận động, tập thể dục, vui chơi lành mạnhℱ. Hạn chế xem thiết bị điện tử, tránh căng thẳng.
Trẻ bị bệnh cần thực hiện chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to♔ Stop Hypertension), tức hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hòa như mỡ động vật, da, nội tạng, lòng đỏ trứng, dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, tái khám ⛦định kỳ. Trẻ có các dấu hiệu như chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực... cần đi khám.
Đình Lâm
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |