Theo BS.CKII Huỳnh Ngọc Long - Phó Giá🅠m đốc phụ trách Nội khoa, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP HCM, cơ tim phì đại là bệnh lý di truyền với tỷ lệ mắc bệnh là 1/500. Nguy hiểm hơn, bệnh lý này còn là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đột tử ở vận động viên và người trẻ tuổi.
Bệnh cơ tim p🦩hì đại (Hypertrophic Cardiomyopathy) là bệnh lý di truyền do đột biến gen mã hóa protein của cấu trúc sarcomere cơ tim. Bệnh nhân bị cơ tim phì đại sẽ có thành tim dày lên, có thể tiến triển tới tình trạng tắc nghẽn đường ra thất trái, hở van hai lá, rối loạn chức năng tâm trương, thiếu máu cơ tim và loạn nhịp tim. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, phù phổi, khó thở kịch phát về đêm, ngất, tiền ngất và thậm chí là đột tử.
Dựa vào hình thái và chức năng của𝓡 tim, bệnh cơ tim ph✅ì đại được chia thành:
- Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽ🍰n: Khoảng 60 - 70% các trường hợp bệnh cơ tim phì đại là ở dạng này. Bệnh nhân cơ tim phì đại tắc nghẽn có vách ngăn giữa tâm thất trái và tâm thất phải dày hơn, gây tắc nghẽn đường ra thất trái và giảm lưu lượng máu qua tim.
- Bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn: Khoảng 1/3 trường hợp còn lại là dạng cơꦛ tim phì đại không tắc nghẽn. Bệnh nhân không bị giảm lưu lượng máu qua tim, tuy nhiên, tâm thất trái bệnh nhân có thể dày và cứng hơn làm giảm thể tíc🥂h chứa máu của tâm thất trái, từ đó giảm lượng máu bơm ra ngoài tim để đi nuôi cơ thể.
Triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long cho biết, triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại có thể khác nhau ở mỗi người. Bệnh nhân có thể không൩ có hoặc có ♐rất ít triệu chứng bất thường. Chính điều này khiến bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi có biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Thông thường, các dấu hiệu của cơ tim phì đại sẽ xuất hiện rõ khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm đáng kể. Ngườ⭕i bệnh có thể gặp các triệu chứng như: khó thở, nhất là khi gắng sức; đau nhói ngực, nhất là khi hoạt động thể lực; ngất xỉu, đây là dấu hiệu báo hiệu rối loạn nhịp nhanh thất hoặc rung thất, có nguy cơ đột tử và đánh trống ngực.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại là bệnh lý di truyền do các đột biến gen. Do đó, khi một thành viên trong 🅷gia đình được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ khuyến cáo tất cả thành viên còn lại trong gia đình nên thực hiện xét nghiệm và kiểm tra gen để tìm gen đột biến gây bệnh.
Nguyên nhân mắc bệnh cơ tim phì đại ở người lớn tuổi có thể do mắc bệnh tăng huyết áp nhưng không được điều sớm và hiệu quả. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như thể thứ phát sau quá 🧸tải ở tâm thu do tăng huyết áp, hẹp eo động mạch chủ, bất thường ở bộ máy dưới van hai lá, hẹp chủ, thể thoáng qua, hoặc bệnh cơ tim phì đại ở trẻ sơ sinh do mẹ bị đái tháo đường và c📖orticoid ở trẻ sơ sinh.
Mặt khác cò🧔n có nguyên nhân do hội chứng Noonan, bệnh chuyển hóa Glycogen, bệnh Friedreich, bất thường trong quá trình oxy hóa các acid béo và tꦡhiếu hụt chuỗi oxy hóa bên trong ty thể.
Đối tượng mắc bệnh cơ tim phì đại thường gặp nhất là người trẻ t🅺uổi (dưới 35 tuổi) hoặc vận động 𝕴viên. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn tuổi, hiếm gặp ở trẻ em, trở sơ sinh. Bệnh cơ tim phì đại ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân.
Biến chứng
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long lưu ý, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh nhân cơ tim phì đại có ng🏅uy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm sau:
Rối loạn nhịp tim: Bệnh cơ tim phì đại có thể dẫn đến rung tâm nhĩ, nhịp nhanh thất và rung thất. Trong đó, rung tâm nhĩ là nguyên nhân l𝄹꧟àm gia tăng hình thành cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhịp nhanh thất và rung thất là nguyên nhân thường gặp gây ngừng tim, đột tử.
Thiếu máu cơ tim: Sự dày lên của cơ tim khiến lượng máu qua động mạch vành suy giảm, dẫn đến t🧸hiếu máu nu♍ôi dưỡng cơ tim.
Giãn cơ tim: Bệnh kéo dài có thể làm tâm🌳 thất giãn ra để tăng thể tích chứa máu, lâu dần làm giảm sức co bóp của cơ tim.
Hở van hai lá: Van hai lá ꧃là van ngăn cách tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Trong trường hợp cơ tim dày lên sẽ khiến khoảng không gian cho máu lưu thông giảm đi, máu chảy qua van tim nhanh và dồn dập làm tăng áp lực của dòng máu lên van tim, ảnh hưởng đến hoạt động van hai lá, gây hở van.
Suy tim: Việc cơ tim dày lên sẽ khiến tim giảm khả năng bơm máu để đáp ứng lại nhu cầu của cơ 🍸thể, kết quả dẫn đến suy tim.
Chẩn đoán và điều trị
Theo bác sĩ Huỳnh Ngọc Long để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại, các bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như: siêu âm tim để thấy sự thay đổi trong độ dày của cơ tim và dòng máu bị tắc nghẽn; đo điện tim nhằm phát hiện tín hiệu điện bất thường của tim, cho cảnh bảo các cơ tim đang d♔ày lêꦚn.
Một số kiểm tra khác hỗ trợ cho quá trìn🍷h chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại khác như kiểm tra chức năng tim khi vận động, chụp cộng hưởng từ, đặt ống thông tim để cho kết quả chính xác, từ đó xác định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Người có tiền sử gia đình bị cơ tim phì đại cần tầm soát bệnh định kỳ 1-2 năm một lần.
Bệnh cơ tim phì đại có thể điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, theo dõi và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nh♛ân không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ áp dụng những kỹ thuật tiến bộ trong điều trị ngoại khoa như: phẫu thuật cắt vách, chích cồn vào nhánh vách của động mạch liên thất trước và cấy máy khử rung tim (ICD).
"Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch rất mập mờ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, hoặc vô tình phát hiện khi thăm khám bệnh khác. Bên cạnh đó, hầu như 100% ng💞ười lớn tuổi có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc như cơ tim phì đại, tăng huyết áp, đái tháo đường,... Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng", bác s🅺ĩ Huỳnh Ngọc Long nhấn mạnh.
Vì vậy, bác sĩ Huỳnh Ngọc Long khuyến cáo dù ở độ tuổi nà💙o, đặc biệt những người chơi thể thao và người có bệnh nền cầnඣ thăm khám, tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các vấn đề tim mạch.
Thúy Nguyễn