Một người đàn ông trưởng thành, sở hữu vẻ ngoài nam tính sau tuổi dậy nhưng chất giọng cao vẫn không thay đổi so với thời thơ ấu. Họ còn nhiều lần ꦡbị nhầm tưởng là con gái khi chỉ nghe giọng mà không thấy hình dáng, nhất là nói chuyện qua điện thoại.
Theo trang My Health (đơn vị y tế trực tuyến t♏huộc Bộ Y tế Malaysia), đây là tình trạng rối loạn giọng nói tuổi dậy thì thường ảnh hưởng đến nam giới. Ngoài giọng 🐟có âm vực cao như phụ nữ, những người này còn có thể gặp một số vấn đề khác có liên quan như sử dụng sai dây thanh âm gây căng cơ và mệt mỏi. Nam giới bị rối loạn giọng nói sẽ khó phát ra giọng nói lớn, dễ bị yếu giọng, khàn tiếng và thường cảm thấy hụt hơi khi nói trong thời gian dài.
Những người đàn ông trưởng thành có giọng nói như phụ nữ thường thu hút sự chú ý của nhiều n🍰gười. Họ có thể cảm thấy tự ti, lo lắng, có tâm lý ngại giao tiếp, nhất là khi ở chốn đông người.
Nguyên nhân gây ra rối loạn giọng nói tuổi dậy thì
Giọng nói là kết quả của sự rung động của dây thanh âm. Độ dài và độ dày của dây thanh âm có ảnh hưởng đến tần số của giọng nói. Dây thanh âm càng dày và dài thì tần số sẽ càng giảm. Ở trẻ em, chiều dài của dây thanh ở cả hai giới khoảng 2 mm. Giọng nói của trẻ em⛄ có giá trị tần số cơ bản cao khoảng 300 Hz.
Đặc điểm giọng nói của một đứa trẻ sẽ thay đổi cùng với những thay đổi về thể chất trong tuổi dậy thì. Dây thanh quản của nữ sẽ dài khoảng 0,4 mm trong một năm và dây thanh của nam là 0,7 mm. ♒Sự khác biệt về cấu trúc của dây thanh ở nam và nữ góp phần tạo nên sự khác biệt về giọng nói giữa họ. Giọng nữ có tần số khoảng 210 Hz, trong kh𝔍i nam có tần số thấp hơn khoảng 120 Hz. Sự khác biệt về giá trị của tần số cho chúng ta cảm nhận về giọng nữ hay giọng nam.
Bảng dưới đây cho thấy sự khác biệt đặc điểm giọng🐭 nói ๊của hai giới.
Đặc điểm giọng nói và dây thanh âm | Nam giới | Nữ giới |
Cấu trúc | Dài và dày | Ngắn và mỏng |
Tần số | 120 Hz | 210 Hz |
Nhận diện về giọng nói | Âm thanh lớn và thô | Âm thanh nhẹ nhàng và dễ chịu |
Với nam giới bị rối loạn giọng, các dây thanh quản có thể đã trải qua những thay đổi ở tuổi dậy thì nhưng tần số của giọng nói vẫn cao bất chấp sự thay đổi xảy ra đối với cấu trúc dây thanh âm. Nguyên nhân có thể là do vấn đề về thính giác và liệt dây thanh âm, vấn đề về cấu trúc chẳng hạn như có nốt sần ở dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âmꦺ. Rối loạn giọng nói còn có thể liên quan đến vấn đề tâm lý như sự bối rối, lo lắng về nh𓆏ững thay đổi ở tuổi dậy thì. Lúc này, nam giới có khuynh hướng duy trì giọng nói cao của họ trước đây dù đã trải qua những thay đổi về sinh lý.
Để kiểm tra chính xác, nam giới cần được bác sĩ tai mũi họng thăm khám và đánh giá xem có bất thường nào về cấu trúc của dây thanh quả🐟n hay không. Họ có thể được đánh giá thêm với các🍸 nhà ngôn ngữ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp như có thể được trị liệu giọng nói hoặc xem xét phẫu thuật nếu cần thiết.
Phương pháp trị liệu bằng giọng nói có thể giúp cho bệnh nhân hiểu được chức năng của dây thanh âm, đánh giá cao độ của giọng nói, xác định cao độ mà họ mong muốn đạt được sau trị liệu, theo dõi những sự thay đổi về độ cღao và tần số bằng các thiết bị phù hợp... Nếu có những bất thường về dây thanh quản và cần phẫu thuật để can thiệp. Một số trường hợp có thể điều trị bằng cách tiêm botox giúp dây thanh quản ngắn và rộng hơn, nhờ đó giọng nói trầm hơn.
Kim Uyên
(Theo myhealth.gov.my)