Trả lời:
Virus sởi làm tổn thương, viêm loét bề mặt hệ tiêu hóa như miệng, thực quản, r﷽uột khiến trẻ chán ăn và khó hấp thu dưỡng chất, trong đó có protein, thành phần tham gia tạo sức đề kháng. Ngoài ra, trẻ bị sởi nôn ói, tiêu chảy nhiều sẽ làm mất nước và điện giải, tăng đào thải và giảm hấp thu nhiều dưỡng chất cần thiết, t🅘rong đó có vitamin A. Do đó, trẻ mắc sởi có thể bị suy dinh dưỡng gây còi cọc, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, có vóc dáng nhỏ thó khi trưởng thành.
Ngoài ra, trẻ mắc sởi còn bị suy yếu hệ miễn dịch khiến dễ mắc thêm các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, ho gà, bạch🔯 hầu, lao... ảnh hưởng sức khỏe và thể chất.
Để phòng suy dinh dưỡng, trẻ đang bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn. Nếu trẻ đang ăn dặm, 🉐gia đình bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng và dễ tiêu.
Thức ăn cần đa dạng các nhóm dinh dưỡng gồm chất đạm 🅰(thịt, cá🎉, trứng, sữa, hải sản), chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Trẻ bị tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn. Gia đình nên cho con uống đủ nước hoặc các loại nước hoa quả như cam, chanh, bưởi, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Sau khi khỏi bệnh, gia đình bổ sung dinh dưỡng trong vòng tối thiểu hai tuần.
Hiện sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, để phòng bệnh, trẻ em cần tiêm chủng tối thiểu hai mũi vaccine có thành phần sởi, hiệu quả bảo vệ lên đến 98%. Việt Nam có nhiều loại vaccine cho trẻ em và người lớn, tiêm từ 9 hoặc 12 tháng tuổi, gồm: mũi sởi đơn MVVac (Việt Nam); loại phối hợp sởi - rubella (MRVac); lo𓄧ại phối hợp phòng sởi - quai bị - rubella gồm Priorix (Bỉ), MMR II (Mỹ).
Tùy theo lịch sử chủng ngừa và độ tuổi của trẻ, bác sĩ chỉ định phác đồ phù h🌊ợp. Khi tình hình bệnh diễn biến phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm hai mũi sởi - quai bị - rubella cách nhau tối thiểu một tháng, không chờ theo lịch tiêm thông thường.
Bác sĩ Bùi Thanh Phong
Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.