Suy thận là tình trạng chức năng lọc máu của thận không còn hoạt động hiệu quả khiến các chất thải, độc tố,🦄 chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể.
BS.CKII Nguyễn Thị Huê, khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnhꩵ viện Đa khoa Tâm Anh TPཧ HCM, cho biết dựa trên cơ chế bệnh sinh, suy thận được chia thành:
Suy thận cấp tính hay tổn thương thận cấp tính là tình trạng độ lọc cầu thận (eGFR) sụt giảm nhanh trong thời gian ngắn, vài giờ hoặc vài ngày, khiến các chất điện giải, độc tố, chất thải dư thừa không được đào thải ra khỏi máu. Bệnh có thể xảy 🎃ra ở người trước đó có chức năng thận bình thường hoặc người có bệnh thận mạn. Biểu hiện có thể là sưng phù chân tay, tiểu ít bất thường, đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhịp tim, co giật, ngất xỉu... Người bệnh cần được nhập viện điều trị ngay, nếu không có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Suy thận mạn tính là hậu quả của bệnh thận - tiết niệu mạn tính khiến chức nꦐăng thận bị suy giảm dần tương ứng với số lượng nephron của thận (đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của thận) bị tổn thương, mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn làm 🌳giảm mức lọc cầu thận các độc tố không được đào thải, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn , loãng xương...
Bệnh diễn tiến từ từ, cuối cùng là suy thận mạn giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, chức năng lọc máu của thận suy giảm nghiêm trọng, gần như không còn hoạt động, eGFR dưới 15 ml/phút/1,73 m🌱2 da. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng do nhiều cơ quan bị nhiễm độc, tử vong nếu không được điều trị thay thế chức năng thận.
Bác sĩ Huê cho biết người bệnh suy thận cấp tính ꦿđược phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, chức năng thận có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể diễn tiến thành mạn tính nếu chữa trị không đúng cách, thậm chí tử vong nhanh do kèm theo tổn thương khác ở các cơ quan trong cơ thể.
Với suy thận mạn tính giai đoạn cuối, chức năng lọc máu của thận không thể phục hồi. Người bệnh cần điều trị thay thế thận như ghép thận, chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Nếu không thể ghép thận, người bệnh cần chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng cả đời.
Bên cạnh thay thế chức năng lọc máu của thận, bác sĩ💯 giúp người bệnh điều trị các bệnh nền khác như tăng huyết áp, đái tháo đường... đồng thời giả💮m nhẹ các biến chứng thường gặp như thiếu máu, loãng xương.
Các phương pháp điều trị suy thận mạn hiện chỉ có thể giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, hiệu quả khá tốt nếu người bệnh điềꦡu trị sớm và theo dõi định kỳ.
Để tránh nguy cơ suy thận, bác sĩ Huê khuyên hạn chế ăn mặn, giảm chất béo, hạn chế uống nước ngọt; ăn nhiều rau củ trái cây; uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày; tránh hút thuốc và sử dụng bia rượu; k𒊎hông tự ý mua thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ; thường xuyênꩵ tập thể dục thể thao vừa sức.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, c🥀hức năng thận nói riêng 6-12 tháng một lần. Người bệnh thận nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyê🌳n khoa. Người bị tiểu đường và cao huyết áp cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh vì đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.
khuyến cáo người có biểu hiện thườn𒈔g như phù chân, nước tiểu có bọt lâu tan, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau tức lưng hông ké𝓡o dài, tăng huyết áp, ngứa da, tức ngực... cần đến bệnh viện khám sớm để xác định nguyên nhân.
Thắng Vũ