Tôi là một học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa hai kỳ thi quan trọng nhất trong đời, đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học. Bởi đó là kết quả phản ánh quá trình học tập của tôi tron💯g suốt 12 năm học và quyết định tương lai sau n♛ày.
Tất nhiên, ai cũng muốn kết quả thi của mình được như mong muốn. Nhưng tùy vào năng lực, sở trường và ওkiến thức của bản thân mỗi học sinh mà mỗi người sẽ có sự lựa chọn riêng.
Có người đi theo con đường đại học, cao đẳng với mong muốn trở thành cử nh🅰ân, kỹ sư, bác sỹ…Có người lại chọn đi học nghề để trở thành người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ xã hội.
Hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học là một cách để phân loại nguồn lao động trong tương lai, giúp phân luồng lao động trong xã hội trở nên đồng đều. Vậy mà, chỉ vì bệnhꦍ thành tích, các trường đã làm mất đi tính đánh giá, phân loại học sinh trong những kỳ thi quan trọng này.
Cụ thể, từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn lên thành thị, đâu đâu cũng thấy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hằng năm cao ngất ngưởng, thậm chí là gần như tuyệt đối. M𝓰ột tín hiệu đáng mừng? Nhưng không hẳn n🌃hư vậy.
Để chạy theo thành tích, các trường đã làm đủ mọi cách để nâng cao tỷ lệ đậu tốt nghiệp của trường mình. Gần đến n𝓰gày thi, các thầy cô tăng cường trả bài học sinh, giao một núi đề cương dày cộp và bắt học sinh học thuộc bằng hết. Bệnh thành tích cũng cao như núi đề cương này.
>> Xem thêm video Nam sinh lớp 12 hùng biện giáo dục Việt Nam |
Cá biệt, nhiều trường THPT còn giữ học sinh ở lại trường đến 11 giờ đêm để khảo bài. Tất nhiên, các em sẽ có gắng nhồi nhét hết kiên thức ấy và✃o trong đầu.
Nhưng cách học đối phó ấy sẽ để lại hậu quả sau khi kết thúc kỳ thi, mà có thể là những hành động như xé đề cương, tài liệu, atlat… K🌱hi đó dư luận lại phê phán học sinh không tôn trọng môn học.
Chưa kể, việc nhồi nhét một cách quá đáng những môn học thuộc, sẽ l♋àm tốn thời gian và sức lực của giáo viên và học sinh để dò bài, phụ đạo… Mặt khác, nó còn làm mất thời gian của học sinh ôn thi các môn trọng tâm cho kì thi ĐH,CĐ sắp tới.
Như tôi l♚à người chuyên ban A, trong kỳ thi thử tốt n🐲ghiệp THPT vừa rồi (đạt tổng điểm 45,1 điểm) chỉ vì môn địa lý được 6 điểm mà vẫn bị bắt phải lên trường vào một buổi chiều để dò bài (!).
Thật vô lý hết sức, bởi chúng tôi đâu chỉ thi tốt nghiệp, còn kì thi ĐH phía trước, áp lực hơn nhiều, đề thi khó hơn♓. Nếu học môn của cô để thuộc “như cháo chảy” thì chúng tôi lấy đâu ra thời gian để luyện thi cho kỳ thi ĐH,CĐ?
Sao lại phải gò ép học sinh đến mức như 🍒vậy? Nếu tổ chức một kì thi kiểm tra sát hạch, phân loại, đánh giá mà mục đích lại là làm cho tất cả các thí sinh đều vượt qua thì tổ chức làm gì cho tốn thời gian, tiền bạc của xã hội?
>> Xem thêm: Học môn Sử 'chán ngắt, như vẹt và đầy áp lực'
Nguyễn Trí Dân
Chia sẻ bài viết về giáo dục tại đây.