Các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 như thừa cân hay mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở nữ giới. Nghiên cứu cho thấy, các vấn đề liên quan đến quá trình rụng trứng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở ph💦ụ nữ. PCOS thường gặp ở người bệnh🥂 tiểu đường tuýp 2, có thể là nguyên nhân gây vô sinh vì có ảnh hưởng đến sự phát triển và phóng thích của trứng.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cũng có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ kinh ở nữ. Đó có thể là do buồng trứng không hoạt động bình thường dẫn tới không xảy ra rụng tr🐻ứng.
Bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, do sự tổn thương dây thần kinh dẫn đến khó duy trì sự cương cứng, gây khó khăn trong việc giao hợp và thụ thai. Các vấn đề về xuất tinh, bất thường của tinh trùng như khả năng di chuyển thấp꧂ hoặc giảm khả năng di chuyển cũng được cho là có liên quan tới bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát khi mang thai🌊 có thể dẫn tới một số nguy cơ như: sinh non, huyết áp cao (tiền sản giật), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), dị tật bẩm sinh hay nguy hiểm hơn là sẩy thai, thai chết lưu.
Tiểu đường thai kỳ đôi khi không có triệu chứng. Tại Mỹ, gần 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường. Do không có triệu chứng nên hầu như p💟hụ nữ mang thai đều được chỉ định sàng lọc glucose định kỳ. Bác sĩ thường kiểm tra chỉ số glucose từ🌼 tuần 20 đến tuần 24 của thai kỳ.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu trước khi mang thai. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ về khả năng sinh sản, tăng cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh��. Nếu đã mắc bệnh tiểu đường và có thai, người bệnh cần theo dõi chỉ số tiểu đường trong suốtꩲ thai kỳ cũng như trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Mẹ bầu và thai nhi sẽ được theo dõi chặt chẽ và có thể được khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống để cắt giảm lượng carbohydrate hay cần dùng tới insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bác sĩ sản khoa cũng có thể đề nghị kế hoạch sinh con sớm (khoảng giữa tuần thứ 34 và 37 của thai kỳ). Ở những phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai, lượng đường trong máu thường trở lại bình thường sau khi sinh con nhưng có tới 50% mẹ 👍bầu bị tiểu đường thai kỳ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
Điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường là yếu tố có vai trò quan trọng cả trước, trong và sau khi mang thai. M𓃲ột số thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Đặc biệt hạn chế những thực phẩm giàu carbohydrate. Ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, protein🌱 nạc và thực phẩm ít đường... là những thực phẩm ♐nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp൩ chống lại tình trạng kháng insulin. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về chế độ tập luyện, cố gắng dành ít nhất 30 phút để th🌜ực hiện các hoạt động thể chất với cường độ trung bình như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe... ít nhất 5 ngày một tuần.
Theo dõi chỉ số glucose thường xuyên: Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, nhu c🍎ầu năng lượng tăng lên khiến cho lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn, tập thể d💝ục và insulin tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm.
Dùng thuốc điều trị: Insulin thường là thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị tiểu đường bao gồm cho cả phụ nữ mang thai. Insulin được cho là 🍎không đi qua nhau thai nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc tiểu đường Glucophage (metformin) và Diabeta (glyburide) đôi khi cũng được sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới em bé nên cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào trong giai đoạn mang thai.
Một số triệu chứng có thể cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ gồm: thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, khát nước, mệt mỏi, sút cân nhanh, đói, mờ mắt, tay hoặc c🌸hân bị tê, ngứa ran, da khô, nhiễm trùng tăng lên... Nếu nghi ngờ bản thân bị mắc bệnhꦅ tiểu đường, hãy đi kiểm tra để có biện pháp kiểm soát và điều trị phù hợp.
Bảo Bảo (Theo Very Well Health)