Lễ trao Huy chương được Phái 🌸bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Nam Sudan (UNMISS) tổ chức ngày 22/1, ghi🐽 nhận những đóng góp bệnh viện dã chiến 2.2 trong hơn một năm thực hiện nhiệm vụ tại Nam Sudan.
Bà Hiroko Hirahara - Trưởng căn cứ tiền phương Bentiu của UNMISS, đánh giá bệnh việ꧅n dã chiến 2.2 của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát đại dịch Covid-19 tại căn cứ Bentiu. Dù bận rộn với công việc chuyên môn, bệnh viện đã nỗ lực tham gia cácܫ hoạt động quân-dân kết hợp (CIMIC).
Trung tá, bác sĩ Võ Văn Hiển, Giám đốc bệnh viện dã chiến 2.2, cho biết trong hơn 12 tháng, bệnh viện đã thu dung, điều t𒁃rị cho hơn 1.500 lượt bệnh nhân là cán bộ nhân viên Liên Hợp Quốc và người dân địa phương. Trong đó, nhiều ca cấp cứu y tế phức tạp, đòi hỏi trì🧔nh độ chuyên môn cao đã được xử lý thành công.
Các bác sĩ đã phẫu thuật lớn cho 11 bệnh nhân, phẫu thuật vừa và nhỏ 17, vận chuyển cấp cứu đường không 7. Các ca bệnh đều đảm bảo an toàn, bệnh nhân hài lòng, luôn có ấn tượng tốt đẹp và giành nhiều lời khen tặng về tinh thần trách n♏hiệm, thái độ tận tình cũng như năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện dã chiến 2.2 Việt 𒅌Nam.
"Chúng tôi luôn thường trực các đội cấp cứu nội và ngoại viện, sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp khi có yê🌜u cầu từ chỉ huy Phái bộ như các tình huống bạo loạn, thương vong hàng loạt, cháy nổ...", trung tá Hiển nói.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam lên đường sang phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan nhận nhiệm vụ ngày 19/11/2019 (thay bệnh viện dã 🐻chiến cấp 2 số 1).
Bệnh viện có 63 thành viên chính thức gồm 25 sĩ quan, 48 quân nhân chuyên nghiệp được phân chia thành 7 bộ phận gồm: Ban Giám đốc và cơ quan (7 người); Khoa Khám bệnh (12); khoa Ngoại Chuyên khoa (14); khoa Nội- Truyền nhiễm (8); Khoa Dược Trang bị (5), Đội cấp cứu đưꦜờng không (6) và Ban bảo đảm (11 người).
Bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức cung cấp dị꧋ch vụ khám, chữa bệnh và cấp cứu cho tất cả nhân viên Liên Hợp Quốc trong phạm vi được đảm nhiệm; tổ chức cấp cứu cho tất cả các lực lượng khi có sự chỉ đạo của người đứng đầu Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Bentiu hoặc Trưởng phòng Y tế (CMO) tại Juba; hỗ trợ chăm sóc y tế cho các lực lượng không thuộc Liên Hợp Quốc do yêu cầu nhân đạo khi không có nguồn lực khác.