Ca nhiễm mới tại Hà Nội được ghi nhận sáng 20/8, điều trị nội trú tại Bệnh viện E, chưa xác định được nguồn lây. Bệnh viện E ngưng hoạt động từ đêm qua, phong tỏa, khử khuẩn, chuyển bệnh nhân sangꦿ Bệnh viện Bệnh Nhiệ🔥t đới Trung ương.
Từ bài học Bệnh viện E, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thàn🦄h phố Hà Nội xác định các bệnh viện là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, do số lượng người từ các nơi đến khám chữa bệnh đông. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện khẩn trương đánh giá mức độ an toàn, rà soát các biện pháp và kịch bản phòng chống dị🔯ch...
Rút kinh nghiệm 𝓰từ đợt dịch trước, các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Nội đã tái khởi động nhiều biện pháp chống dịch. Các bệnh viện phân luồng bệnh nhân ngay từ cổng, bố trí phòng khám sàng lọc tại khoa khám bệnh, kiểm soát chặt chẽ người ra vào, thực hiện khai báo y tế... Các khoa trọng điểm như khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm, khoa bệnh nhiệt đới và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp I tại các khoa lâm sàng khá🍸c, được xem là khu vực dễ bị nCoV tấn công.
Bệnh viện Bạch Mai duy trì kiểm soát ngay từ cổng bệnh viện, chỉ những người mang khẩu tran💯g mới được vào. Mọi lối vào các tòa nhà, khoa phòng đều được đo nhiệt độ, người bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn.
Bệnh viện phân luồng🍃 với bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân không cấp cứu để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh. Bắt buộc cách ly ngay với những bệnh nhân nghi ngờ. Người thăm bệnh nhân nội trú bị hạn chế, một 🐭số khoa không cho phép người thân chăm nuôi.
Bệnh viện K, ung bướu Hà Nội, viện Phổi Trung ương, Lão khoa Trung ương nơi điều trị bệnh nhân nặng đã lập sẵn các chốt sàng lọc, trực 24/24 giờ, kiểm tra thân nhiệt 100% người ra vào kể cả cán bộ y tế. Bệnh viện tăng cường khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh tại nhà, điều trị ngไoại trú cho bệnh nhân.
Riêng bệnh viện K, cán bộ y tế "đi từng𒀰 tầng, gõ từng phòng điều trị, rà từng người ra vào b꧃ệnh viện". Những người đã qua sàng lọc được đóng dấu vào tay ở vị trí dễ nhận thấy giúp nhân viên y tế và bảo vệ có thể kiểm tra, theo dõi. Suất ăn từ thiện hoặc suất ăn dinh dưỡng phục vụ tại buồng bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm khi di chuyển ra ngoài để mua đồ và đảm bảo vệ sinh.
Một số bệnh viện khác sẵn sàng ứng💧 phó trước nguy cơ dịch bệnh lây lan. Cụ thể, Bệnh viện Hữu Nghị, duy trì phân loại sàng lọc người bệnh. Nguyên tắc chung là người có triệu chứng viêm đường hô hấp ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, người có yếu tố dịch tễ (đi từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ...) khám riêng, tránh lây nhiễm cho bệnh nhân khác.
Người bệnh sau khi được sàng lọc, xác định chắc chắn không có yếu tố d𝔍ịch tễ sẽ chuyển sang khu khám thông thường. Tại ༺khu khám thông thường, nếu phát hiện yếu tố nguy cơ lại chuyển ngược sang khu khám riêng Covid-19.
Các bệ𝐆nh viện Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Bắc Thăng Long nhận trọng trách tiếp nhận, chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm. Bệnh viện yêu cầu mỗi người bệnh đi cùng một người nhà, không vào thăm tại viện để các khoa, phòng điều trị hạn chế được số người di chuyển và kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác sàng lọc.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, giám đốc bệnh viện, cho biết hầu như khôn🐠g có bệnh nhân sốt và mắc các chứng hô hấp tới khám. Với những bệnh lý không cấp cứu, người bệnh đặt lịch hẹn trước, bệnh viện sẽ sắp xếp tránh bệnh nhân tới nhiều trong một lúc.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh hôm 17/8, ở các khu cách ly tại bệnh viện, người có các biểu hiện bệnh đường hô hấp cấp tính nhưng không xác định được nguyên nhân, cần phải lấy mẫu xét nghiệm ngay để tránh bỏ sót. Ngoài ra, nhân viên y tế phải tư vấn cho bệnh nhân trước khi ra viện cần tiếp tục theo dõi♒ tại địa phương trong vòng 4 tuần và lấy mẫu xét nghiệm 4 lần.
Thùy An - Thúy Quỳnh