Minh (quê Tiền Giang) tự sơ cứu bằng cách dội nước mát, đắp nha đa☂m để giảm nóng rát, sau đó tới phòng khám được bác sĩ kê thuốc uống giảm đau và kháng viêm. Ba ngày sau chỗꦏ bỏng phồng rộp, đau nhiều hơn kèm sốt, Minh đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
Ngày 27/11, tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu - T📖hẩm mỹ da, Bệnh viện Tâm Anh, cho biết bệnh nhân bị bỏng lạnh độ 2, tổn thương da và mô bàn tay trái, diện tích khoảng 5 cm. Bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp (dưới 0 độ C).
Bác sĩ đánh giá bệnh nhân may mắn vì các mạch máu, gân cơ và dây thần kinh ở bàn tay chưa ảnh hưởng. Người bệnh được chọc hút bóng nước, 🍰vệ sinh vết thương, bôi thuốc chứa kháng viêm, kháng sin🌱h. Sau 5 ngày, vết bỏng ổn định, hết đau rát. Dự kiến khoảng một tuần nữa vết thương lành, mọc da non.
Theo bác sĩ Bích, bỏng lạnh ít gặp hơn so với các loại bỏng khác như bỏng nhiệt, bỏng lửa, bỏng điện, bỏng hóa chất. Các nguyên nhân phổ biến ඣlà tiếp xúc trực tiếp🎶 với các loại khí, vòi xịt khí hóa lỏng như nitơ lỏng, oxy lỏng, CO2 lỏng mà không dùng bảo hộ. Các loại khí này được đưa về dạng nước với nhiệt độ dưới âm 70 độ C.
Ngoài ra, bỏng lạnh có thể gặp khi tiếp xúc với thời tiết lạnh, làm việc trong kho đông lạnh thời gian dài nhưng không mặc đồ bảo hộ; tiếp xúc trực tiếp với nước đá, kim loại lạnh, khói giả bằng khí nitơ lạnh trên các sân khấu... Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới nên ít xảy ra bỏng lạnh do thời tiết, phần lớn nguyên nhân từ tai nạn trong sin🌳h hoạt, làm việc như Minh.
Bác sĩ Bích cho biết dấu hiệu bỏng lạnh dễ nhận thấy nhất là cảm giác lạnh buốt, tê tái, bỏng rát, nhói đau như kim châm. Sau đó bề mặt da bắt đầu tái đi và chuyển sang màu trắng, đỏ. Vùng da bỏng được làm ấm lại có thể xuất hiện các bóng nước phồng rộp, sưng phù, da chuyển💦 màu đen, tím, mất cảm giác ở chỗ vết thương.
Thời gian cơ thể tiếp xúc với khí lỏng càng gần và càng lâu, diện tích và mức độ bỏng càng nghiêm trọng. Một số trường hợp bỏng nặng, người bệওnh bị tổn thương sâu vào mô, cơ, mạch máu bên trong gây hoại tử, phải cắt bỏ phần hoại tử, hạ thân nhiệt, tử vong. Sau khi bỏng lạnh, một số người bệnh có các vấn đề vĩnh viễn như nhạy cảm với lạnh, tê, cứng và ꦛđau ở vùng da bị ảnh hưởng.
Để sơ cứu bỏng lạnh đúng cách, bá💮c sĩ Bích khuyến cáo người bệnh cần ꦜtránh xa nguồn gây bỏng. Sau đó lập tức ngâm hoặc chườm vùng vào nước sạch, nhiệt độ nước tốt nhất từ 37 đến 40 độ C (bằng nhiệt độ cơ thể) để tái lập nhiệt độ bình thường ở vết thương. Dù ban đầu vùng bị bỏng cho cảm giác nóng rát, nhưng đây là "cảm giác ảo", thực tế vùng da đang bị lạnh.
Không nên dùng nước quá nóng hoặc đèn sưởi, lửa với nhiệt độ cao để sưởi ấm cho người bị nạn vì có thể gây phản tác dụng, phồng rộp da. Khi da xuất hiện bóng nước, tuyệt đối không được tự bóp, nặn khiến bóng nước vỡ ra. Không được tự điều trị bằng cách bôi kem đánh răng, nha đam, lòn๊g trắng trứng hoặc các loại lá cây vì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, khiến vết thương nặng thêm.
Sau khi sơ cứu, người bệnh nên tới ꩵbệnh viện sớm để bác sĩ kiểm tra mức độ vết thương, điều trị phù hợp. Mỗi ♏mức độ bỏng lạnh có phác đồ điều trị khác nhau.
Để đề phòng bỏng lạnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần mang bảo hộ lao động khi tiếp xúc với các nguồn có thể gây bỏng. Cần đeo găng tay bảo hộ, kiểm tra van và dây dẫn kỹ lưỡng trước khi sử dụng các bình oxy lỏng, nitơ lỏng để tránh rò khí. Tuyệt đối không nắm vào vòi xịt trong và sau 🌳khi sử dụng bình.
Với bình chữa cháy CO2, cần học sử dụng bình đúng cách và an toàn k🍎hi có cháy, không dùng bình đã bị hở hoặc hư, tránh xa tầm tay trẻ em.
Anh Thư
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi