"Thời gian trước, tôi đi ăn sáng tại một quán ven đường gần công ty. Sau khi vào ăn được một lúc, có anh🔯 sếp phó trực tiếp của tôi cũng vào quán cùng với một nhóm người ngồi bàn r🦩iêng. Ăn xong, tôi chỉ trả tiền suất ăn của mình rồi vô tư đi ra.
Vài ngày sau, tôi vô tình được nghe kể lại rằng trong nhóm kia, có người nói với vị sếp phó của tôi: 'Lính của ông mà nó không trả tiền cho sếp à'. Ngụ ý là họ mỉa mai tôi vì đã không chủ động trả tiền mới sếp ăn sáng. Không biết những lời đó ảnh hưởng tới sếp ܫra sao, nhưng từ đó về sau, tôi bị 'đì' không ngóc đầu lên được, chỉ biết đành chấp nhận số phận dù chẳng hiểu mình sai ở đâu?".
Đó là chia sẻ của độc giả Nguyenvietthang xung quanh câu chuyện về "văn hóa mời sếp". "Serving day" - văn hóa nhân viên cấp dưới thay phiê⭕n trả tiền bữa ăn cho cấp trên, vốn phổ biến ở môi trường công sở, đang bị chỉ trích và kêu gọi xóa bỏ. Nhiều nhân viên cho biết cảm thấy không thoải🥂 mái khi ăn cùng sếp và bị áp lực bởi phải trả hóa đơn.
Nói về tình trạng này, bạn đọc Quynhmaitic phản đối: "Sếp là người điều hành, thậm chí chỉ là người làm thuê giống nhân viên nhưng ở vị trí cao cấp, mức lương cao hơn,💜 đãi ngộ nhiều hơn, vậy có gì phải mua cơm và phục vụ họ?".
>> Sao sếp phải trả tiền bao nhân viên ăn nhậu?
Cho rằng người mời nên là sếp, độc giả Honglamvnn bình luận: "Tôi dù chỉ là trường nhóm, nh✨ưng đến sinh nhật của từng bạn trong team thì tôi luôn bỏ tiền túi ra khao cả nhóm một bữa tiệc nhỏ. Làm sếp, làm lãnh đạo phải vậy, chứ ai✱ lại bắt nhân viên với thu nhập ít hơn mua đồ ăn cho mình?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Honggai nói thêm: "Sếp lương cao hơn không bao nhân viên thì thôi, lại còn ngồi đợi nhân viên mua thức ăn cho mình sao? Tôi thấy hiện tượng này ở rất nhiều nơi. Bản thân tôi cũng làm cho nhiều công ty rồi, nhưng thường đi ăn mà có sếp là sếp sẽ trả tiền cho nhân viên hoặc cùng lắm là chia đều chứ không có chuyện 'ăn chùa' của nhân viên, trừ khi 🔴hôm đó nhân viên muốn khao cả nhóm".
Trong khi đó, ủng hộ việc chia đều tiền ăn thì vì bắt sếp hay nhân viên trả hết, độc giả Crbay nhấn mạnh: "Nói chung, đã ăn uống chung thì phải chia đều. Ai có điều kiện thì💖 có thể nhận đãi một, hai món, hoặc nhận trả phần hơn, còn lại vẫn nên chia đều. Khi mọi người cùng có trách nhiệm thì sẽ không ai có cảm giác 'ăn chùa'".