Lee Nguyễn, từ nhỏ, đã có một thiệt thòi lớn - anh bị dị ứng với sữa bò nên không thể uống sữa hằng ngày như các trẻ em khác. "Tôi không rõ vì sao nhưng Lee hay bị dị ứng gây khó thở mỗi khi uống sữa. Dù không bị nặng, nó vẫn không thể uống sữa bình thường như các đứa nhỏ khác. Trong khi Diễm Mỹ, em gái của Lee lại bình thường", cha Lee Nguyễn - ông Nguyễn Văn Phẩm - kể lại với VnExpress.
Chính vì vậy, đến tuổi ăn tuổi lớn Lee Nguyễn trông rấ꧟t nhỏ♏ con, ngay cả khi đứng bên cạnh em họ Steven Nguyễn (con chú ruột) và cả em gái ruột là Diễm Mỹ nhỏ hơn hai tuổi. Nhưng đề bù lại Lee Nguyễn có đặc điểm là rất nhanh nhẹn, đôi chân chạy thoăn thoắt.
Ông Phẩm quê ở Bến Tre, cꦅòn mẹ Lee Nguyễn gốc Huế nên từ nhỏ tiền vệ sinh ra ở Dallas đều ăn các món ăn thuần Việt như thịt - cá kho, canh chua, mắm và cơm rau. Chỉ sau này khi lớn lên đi học chung với các học sinh Mỹ, cả hai anh em Lee Nguyễn mới ăn theo khẩu phần của người Mỹ với bánh mỳ kẹp hay mì ống Italy, khoai tây chiên, ngũ cốc...
"Ở Mỹ, người ta không có ép trẻ con ăn như ở Việt Nam. Đứa nào ăn được bao nhiêu thì ăn nên lúc Lee còn nhỏ, tôi cũng để cho cháu ăn uống tự nhiên. Nhưng nó có vẻ thích các món ăn Việt hơn món Tây. Lúc tập đá bóng ở đội trẻ Dallas Texans, Lee và các cháu khác k𒀰hông ở tập trung với đội bóng mà về nhà với gia đình nên chuyện ăn uống phải tự lo", ông Phẩm kể thêm.
Khác với quan niệm của n𝓀gười Việt về chuyện ăn uống - phải có nhiều thịt cá thì mới được cho là bổ dưỡng, người Mỹ, khi nấu ăn ở trường học, lại ăn uống theo kiểu bày ra nhiều món để học sinh lựa chọn theo khẩu vị, sở thích. Bởi vậy, chế độ ăn uống của Lee Nguyễn, lúc còn thiếu niên, hầu như không có gì đặc biệt.
Một yếu tố có thể nói là lợi thế về "gien" có chăng của Lee Nguyễn nằm ở chỗ ông ngoại là một người Mỹ nên về di truyền anh "có 25% máu Tây" trong huyết quản. Nhưng trong khi Lee Nguyễn mảnh n🥀gười thì cô em gái lại rất “dày cơm” và là tiền vệ có những cú sút xa, chuyền dài nổi tiếng ở đội bóng đá nữ trung học Plano East và Đại học Texas Christian. "Nói về tương quan sức mạnh thì Lee không khỏe bằng em gái nó", ông Phẩm đánh giá về hai đứa con mà tự ông dạy đá bóng từ lúc bé.
Đặc điểm khác ở nền thể thao n▨hà nghề hay nghiệp dư ở Mỹ là trong chuyện ăn uống và sinh hoạt, các VĐV tự lo cho bản thân chứ không như ở Việt Nam, nơi cầu thủ được CLB bao cấp từ A tới Z. Các HLV hay bác sĩ ở đội có nhiệm vụ chỉ bảo kiến thức căn bản cho cầu thủ là nên ăn gì, nghỉ ngơi ra sao và cần tránh những thứ độc hại như rượu, bia, thuốc lá hoặc chất gây nghiện.
Lee ౠNguyễn kể: "Cầu thủ phải tự chịu trách nhiệm về bản thân. Khi tôi sang Hà Lan và Đan Mạch, dù mới 19-20 tu✅ổi, CLB đều hướng dẫn ra ngoài thuê nhà ở, chứ hoàn toàn không có việc ăn ở tập trung toàn đội. Việc ăn ở tập trung chỉ xảy ra khi đi du đấu, hoặc tập huấn dài ngày. Thông thường tôi chọn ra nhà hàng để ăn sau các buổi tập".
Lúc còn ở Việt Nam đá cho HAGL rồi Bình Dương, Lee Nguyễn ăn uống theo chế độ ngày ba buổi mà đội bóng bố trí, và anh cũng ăn các món Việt Nam giống các đồng đội. Nhiều đồng đội cũ cho biết Lee Nguyễn ăn uống vừa phải, nếu không nó🔯i là hơi ít, so với sức ăn của cầu thủ người Việt khác. Cá nhân Lee Nguyễn đánh giá về chuyện ăn uống mà cầu thủ Học viện HAGL Arsenal JMG tại trung tâm Hàm Rồng là "được chăm sóc quá tốt và rất chu đáo trong mọi chuyện".
Lee Nguyễn cho rằng không phải cứ ăn nhiều mới tốt, mà chuyện ăn uống phụ thuộc vào thể trạng cùng mức độ tập luyện, và điều quan trọng là mỗi VĐV phải duy trì chỉ số cân nặng đúng tiêu chuẩn để đạt được trạng thái thể chất tốt nhất. Lee Nguyễn không bao giờ để mức cân nặng vượt quá 68kg, kể cả khi nghỉ thi đấu. Khi còn đá ở Bình Dương, anh từng phàn nàn về chuyện trong quá trình tập thể lực, HLV Đặng Trần Chỉnh nhồi các bài tập quá nặng khiến nhiều cầu thủ kiệt sức, dẫn đến bỏ ăn hoặc không muốn ăn gì sau buổi tập. "Tập quá nặng dẫn đến kiệt lực rồ𓄧i không thể nuốt nổi cơm không hẳn là điều tốt", Lee Nguyễn nói.
Trở về Mỹ đầu quân cho New England Revolution, tính đến nay Lee Nguyễn đã đá 135 trận với trung bình 85 phút mỗi trận. Nhưng cũng như ở châu Âu, tiền vệ sinh năm 1986 phải tự lo cuộc sống sinh hoạt của anh. Trong hai năm qua, nhờ hợp tác với một nhãn🌄 hàng dinh dưỡng và thực phẩm ch𓆉ức năng, Lee Nguyễn có chuyên gia dinh dưỡng riêng để cố vấn chuyện ăn uống hợp lý hơn hoặc bổ sung các nguồn thực phẩm khác từ whey protein (đạm tinh chất từ sữa bò) hay vitamin và khoáng chất.
Vậy rốt cuộc bí quyết để Lee Nguyễn có được thể lực sung mãn khi đá tại MLS nằm ở đâu? "Thực ra ăn uống cũng không hẳn là bí quyết mà điều quan trọng nhất nằm chỗ bạn cần biết phải tránh những thứ gì có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Bạn phải biết nghỉ ngơi để mỗi khi ra sân tập luôn ở trạng thái sung sức và tâm trạng lu﷽ôn vui vẻ", Lee Nguyễn đúc kết♏.
Phần lớn thời gia▨n rảnh rỗi khi không đá bóng, sở thích của Lee Nguyễn là chơi golf. Thi thoảng, anh tá🐻n gẫu với bạn bè ở quán cafe nào đó tại Boston hay ở quê nhà Dallas.
Lee Nguyễn (Nguyễn Thế Anh) sinh ngày 7/10/1986 tại Texas là một cầu thủ bóng đá người Mỹ gốc Việt. Năm 2004, anh chơi cho câu lạc bộ bóng đá Dallas Texans và được bầu là Cầu thủ trung học hay nhất nước Mỹ. Năm 2005, Lee Nguyễ🥃n gia nhập đội bóng đá của trường Đại học Indiana và được bầu là Cầu thủ sinh viên hay nhất nước Mỹ. Cùng năm đó, Lee Nguyễn vào đội tuyển bóng đá quốc gia U20 Mỹ tham dự giải vô địch bóng 🐻đá trẻ thế giới ở Hà Lan. Hai năm sau, vào tháng 6/2007, Lee Nguyễn được gọi vào đội tuyển quꦜốc gia, thi đấu bốn trận. Sau một thời gian thi đấu ở châu Âu, năm 2009, Lee Nguyễn về Việt Nam khoác áo Hoàng Anh Gia Lai rồi Bình Dương, nhưng không thành công. Từ năm 2012, Lee Nguyễn trở về giải bóng đá Mỹ và thi đấu cho New England Revolution. Mùa trước, anh là một trong những cầu thủ hay nhất giải. Đầu năm 2015, Lee Nguyễn được gọi trở lại đội tuyển Mỹ. |
Đăng Khoa