Trả lời:
Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa viêm xoang và hệ miễn dịch. Miễn dịch càng tốt thì càng hạn chế được các yếu tố, nguy cơ mắc viêm xoang hoặc giảm các triệu chứng. Căn nguyên của bệnh viêm xoang là do bất thường chức năng mũi xoang, dị ứng, nhiễm nấm, vi khuẩn, virus, nhất là virus gây bệnh cú𝔍m. Khi hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn càng cao. Người có hệ miễn dịch yếu dễ nhạy cảm với các yếu tố dị ứng, có thể gây viêm xoang.
Người bệnh viêm xoang cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ trong thực phẩm. Nhưng chế độ ăn hàng ngày thường không cung cấ🦄p đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc, vitamin bổ sung như vitam💛in C, D, B12, kẽm để tăng sức đề kháng.
Người bệnh sử dụng thuốc, vitamin bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Vì bổ sung tùy tiện có thể làm mất cân bằnℱg dinh dưỡng, 🍸dẫn đến những tác dụng phụ.
Tiêm vaccine phòng cúm, phế𝓰 cầu có thể giúp bảo vệ người bệnh trước các yếu tố khiến bệnh nguy hiểm. Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh tay, uống đủ nước, tránh khô mũi và tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng. Bạn cần tránh các tác nhân gây hại cho mũi xoang như thuốc lá, hóa chất độc hại, tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật...). Bên cạnh đó có thể xịt rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi xoang thông thoáng, sạch sẽ.
Nếu đã thực hiện những điều trên nhưng triệu chứng viêm mũi xoang vẫn nặng, bạn nên đến khám chu𝓰yên khoa tai mũi họng để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Hương
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM