Người tiểu đường thường ꧒gặp các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton (tăng axit trong máu), tăng áp lực thẩm thấu máu và mạn tính gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, thận, mắt, thần kinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề sức khỏe sinh lý.
Ngứa âm đạo
Ngứa âm đạo thường do nhiễm trùng nấm men Candida albicans. Phụ nữ mắc b🍸ệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ nhiễm trùng nấm men cao hơn. Lượng đường dư thừa xuất hiện trong chất nh🐬ầy của âm đạo tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Nấm men thích những nơi ẩm ướt và glucose (đường) là nguồn thức ăn cho chúng. Đường huyết tăng là điều kiện thuận lợi cho nấm men phá🍸t triển quá mức và nhiễm trùng thường xuyên hơn. Duy trì chỉ số xét nghiệm A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng) tiêu chuẩn, dùng thuốc chống nấm gồm kem bôi và thuốc uống theo toa giúp cải thiện bệnh.
Rối loạn cương
Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, đàn ông bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao gấp ba lần nam giới khỏe mạnh. Lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu kiểm soát kích thích tình ꧅dục, khả năng cương cứng.
Điều chỉnh đường huyết, tập thể dục thường xuyên, giảm cân, bỏ hút thuốc, ăn uống lành mạnh giúp giảm triệu chứng rối loạn cương dương và duy trì đời sống tình dục tốt hơn🦄.
Tiểu không tự chủ
Cảm giác muốn đi 🎶tiểu dai dẳng và tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) phổ biến ở người bệnh tiểu đường type 2𓆏. Theo nghiên cứu năm 2010 của Trường Đại học British Columbia (Canada) trên 194 phụ nữ tiểu đường type 2, 89% người bệnh rối loạn chức năng bàng quang.
Nghiên cứu năm𝔉 2009 của Đại học Kocaeli (Thổ Nhĩ Kỳ) cho thấy phụ nữ tiểu đường có nguy cơ tiểu không tự chủ cao hơn 2,5 lần người không mắc bệnh. Nghiên cứu thực hiện trên 273 bệnh nhân tiểu đường và 637 người 🍌không bị tiểu đường.
Khi đường huyết không đượcꦕ kiểm soát, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng glucose thừa trong máu. Khi đó, thận hoạt động liên tục đẩy glucose thừa, chất lỏng từ các mô qua nước tiểu dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Tình trạng này khiến cơ thể mất nước và khát nước quá 🐟mức.
Rối loạn chức năng bàng quang cũng xảy ra do tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Người bệnh thường đi tiểu, bí tiểu, rò rỉ nước tiểu và nhiễm trùng bàng quang. Duy trì mức A1C an toàn và giảm cân để kiểm soát các rối loạn chức năng bàng quang. Vì cân nặng quá mức cũng có thể tạo áp lực lên bàn♌g𒁏 quang dẫn đến tình trạng này.
Hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi ở bệnh nhân tiểu đường chủ yếu là do lượng ceton, tức axit tích tụ trong máu cao. Cơ thể trở nên kháng hoặc không sản 🌜xuất đủ hormone insulin. Do đó, các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ t🍸hể.
Để bù đắp, cơ tꦦhể đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng nhằm thực hiện các chức năng khác nhau. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy thay vì glucose sẽ tạo ra ceton tích tụ trong máu và nước tiểu. Mức độ cao ceton trong cơ thể làm hơi thở có mùi. Nồng độ ceton cao có thể làm người bệnh nhiễm toan ceton tiểu đường gây hôn mê, tử vong.
Giữ đường huyết ở mức mụcও tiêu để ngăn ngừa ceton tăng cao, giảm hôi miệng và tránh nhiễm toan ceton tiểu đường. Người bệnh nên kiểm tra tại nha khoa hai lần một năm, đánh răng hai lần và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày.
Nấm móng chân
Nấm móng chân là bệnh khá phổ biến ở người tiểu đường, dấu hiệu là móng dày lên, có màu vàng hoặc hơi xanh, giòn và dễ gãy. Móng cần được cung cấp chất dinh dưỡng từ mạch máu để phát triển và khỏe mạnh. Đường huyết cao trong thời gian dꦓài làm tổn thương mạch máu dẫn đến rối loạn chức năng món༺g. Qua thời gian, móng bị suy yếu, kèm theo bụi bẩn và môi trường ẩm ướt dễ nhiễm trùng, phát triển nấm.
Tuần hoàn máu 𝄹đến bàn chân kém do bệnh tiểu đường làm cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn, dẫn đến viêm tủy xương do vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh nhân viêm tủy xương có nguy cơ phải cắt cụt chi cao hơn. Điều trị nấm móng 🐼chân giúp tránh nguy cơ này.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp. |