ThS.BS.CKI Trần Nguyễn Anh Thư, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết vảꦆy nến là bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi hẳn và dễ nhầm lẫn với cácಞ bệnh da liễu khác như vảy phấn đỏ nang lông, vảy phấn hồng Gibert, lupus, giang mai... Không phát hiện sớm, điều trị vảy nến không đúng cách hoặc tự ngưng thuốc có thể khiến bệnh trở nặng. Các đợt tái phát sau thường trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng nặng nề.
Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa (các sang thương da dày hơn, có màu đỏ hoặc nâu sẫm, kèm theo ngứa dữ dội), lichen hóa (da dày, sần sùi, có các đường rãnh sâu, thường xuất hiện ở các vùng da bị gãi nhiều). Nhiều người bệnh cũng bị bội nhiễm, tức các vi khuẩn 🅷hoặc nấm xâm nhập vào tổn thương da, gây viêm nhiễm, mưng mủ, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.
Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân vảy nến do lạm dụng corticoid toàn thân thời gian dài là thương tổn ngoài da nặng thêm, tổn thương cũ lan rộng. Người bệnh xuất hiện thêm nhiều thương tổn mới dẫn tới đℱỏ da toàn t🎀hân.
Bác sĩ Thư cho hay nhiều trường hợp vảy nến thể thông thường sau khi dùng corticoid toàn thân đã chuyển thành vảy nến thể mủ toàn thân. Đây là vảy nến ở mức độ nặng, dễ gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, suy tim, suy hô hấp, rối loạn điện giải, rối loạn điều hòa thân nhiệt... "Corticoid thường có trong thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, thuốc lá do người bệnh tự sử dụng chứ khôn🌌g phải của bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ ꦫThư nói.
Những biến chứng khác có thể gặp như giãn mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, teo cơ, rậm lông, tích nước 🍎gây phù nề, nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết.
Theo bác sĩ Thư, cũng gây viêm khớp vảy nến với tỷ lệ khoảng 30% trường hợp. Đau khớp, cứng khớp và sưng ở các khớp là những triệu chứng điển hình của viêm khớp vảy nến. Người bệnh có thể bị bị biến dạng khớp, khó đi lại, vận động, cầm nắm. Viêm khớp ảnh hưởng nặng nề nhất lên cột sống, gây viêm, đau vùng cột sống, xương chậu. Viêm cột sống dính khớp tác động xấu đến dây chằng và khớp ở cột sống. Người bệnh đau lưng, không thể đứng thẳng, co hay duỗi lưng. Giống như vảy nến, hiện chưa có phương p🃏háp điều trị dứt điểm viêm khớp vảy nến. Các phương pháp điều trị chủ yếu kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương nhanh và nguy hiểm hơn.
Vảy nến còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ mắc cao huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh vảy nến có số lần lên cơn đau tim cao hơn bình thường. Tỷ lệ tăng huyết áp ở ൩người mắc vảy nến cao hơn so với người không mắc bệnh.
Các đợt tái phát không thể dự đoán trước cùng các triệu chứng bong tróc da, ngứa nhiều còn ảnh hưởng đến chất lượng sống, công việc, vẻ ngoài của người bệnh. Họ có thể gặp hàng loạt các vấn đề tâm lý như stress, tự ti, lo l♍ắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, bị kỳ thị. Càng stress, bệnh vảy nến càng nặng và ngược lại, tạo ra vòng lặp luẩn quẩn.
Hiện có nhiều phương pháp để kiểm soát bệnh ổn định, làm sạch sang thương như thuốc bôi, thuốc uống, liệu pháp quang học, thuốc sinh học... Bác sĩ Thư khuyến cáo người xuất hiện các triệu chứng như các mảng đỏ da, bong💯 vảy khô hoặc trắng đục ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nên đến bác sĩ da li🌠ễu khám sớm để được điều trị phù hợp.
Anh Thư
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp |