Viêm cầu thận xảy ra khi các tiểu cầu thận và mạch máu trong th💙ận bị viêm. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc nước tiểu và chất thải của cơ thể. Viêm cầu thận cấp giảm khả năng thải muối và nước 🐻dẫn tới quá tải dịch trong cơ thể, đồng thời các tổn thương thiếu máu thận làm cho hệ thống điều hòa huyết áp trong cơ thể hoạt động quá mức dẫn tới tăng huyết áp.
Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Mai Thị Hiền, Phó khoa Tiết niệu - Nam học và Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, khi mắc viêm cầu thận, chất thải và chất độc tích tụ lại trong máu, giảm khả năng điều tiết khoáng chất và din𒀰h dưỡng, gây mất protein trong máu... Bệღnh không chỉ làm giảm chất lượng sống mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cao huyết áp
Thận tiếp nhận khoảng 25% lưu lượng máu từ tim, vì vậy khi thận bị tổn thương, giảm khả năng lọc và đào thải nước tiểu, chất độc ở người bị viêm cầu thận giảm, khiến nước tích tụ lại trong cơ thể, làm huyết áp⛦ tăng. Tình trạng này chiếm khoảng 60% các trường hợp viêm cầu thận cấp. Khi xảy ra tăng huyết áp, áp lực trong cầu thận tăng lên, càng khiến cho thận bị tổn thương nặng nề. Ngoài ra, huyết áp cao có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch ở mọi cơ quan, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, phình động mạch, suy tim...
Hội chứng thận hư
Tiến sĩ Hiền cho biết, thông thường màng lọc cầu thận không cho phép những phân tử có kích thước lớn như protein đi qua. Tuy vậy, khi bị viêm cầu thận cấp, màng lọc cầu thận bị viêm và tổn thương, khiến protein có thể rò rỉ, gây ra hội chứng thận hư. Tình trạng này khiến cơ thể mất lượng lớn protein qua nước tiểu (còn gọi là protein niệu), làm tă💖ng nguy cơ tạo thành cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch, gây nguy hiểm với sức khỏeꦕ.
Suy thận cấp
Viêm cầu thận chiếm 10% trong số các nguyên nhân gây suy thận cấp. Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách đột ngột, thường xảy ra trong các viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, viêm cầu thận tăng sinh gian mạch, viêm thận lupus... Bệnh gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược, phù nề, ꦐda nổi ban và ngứa, khó thở, thay đổi thói quen tiểu tiện...
Nếu k🌟hông được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, suy thận cấp dễ tiến triển thành suy thận mạn tính và tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh có thể gặp các rối loạn của suy thận như thừa dịch, hội chứng ure máu cao, tăng kali máu, toan chuyển hóa máu, thiếu máu, bệnh tim... gây khó khăn trong điều trị, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được🀅 chạy thận bằng máy lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận.
Bệnh thận mạn tính
Tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương ở thận kéo dài không được điều trị hoặc tái phát nhiều lần làm chức năng của thận suy giảm, dẫn đến bệnh thận mạn tính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến hầu hết bộ phận trong cơ thể như giữ nước khജiến tay chân sưng phù, cao huyết áp,🍃 phù phổi; tăng kali máu gây ngừng tim, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch; xương yếu, tăng nguy cơ gãy xương; thiếu máu;... Người mắc suy thận mạn lâu năm có thể bị xơ teo thận. Khi những tổn thương không thể phục hồi, người bệnh cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Theo Tiến sĩ Hiền, viêm cầu thận cấp có thể điều trị khỏi sau 4-6 tuần. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và 🍸điều trị đúng cách dễ dẫn đến các biến chứng với phác đồ điều trị phức tạp, thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây tốn kém chi phí, tăng áp lực tài chính, cản trở công việc, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Vì vậy Tiến sĩ Hiền khuyên, mọi người nên lắng nghe cơ thể để nhận biết những triệu chứng bất thường. Tùy vào loại viêm cầu thận, bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Nếu xuất hiện phù do🦄 tích nước ở mắt cá chân, mặt hoặc toàn thân; tiểu nhiều về đêm, nước tiểu lẫn máu, có bọt; huyết áp cao; chán ăn, khó tiêu; buồn nôn và nôn; chuột rút; khó thở và ho; đau dữ dội ở phần lưng trên sau xương sườn, người bệnh cần đi khám𝄹 ngay để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ đi💦ều trị, kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp 🦹vào triệu chứng bệnh, tình trạng bệnh để giảm thiểu tối đa các biến chứng.
Trịnh Mai