Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh lý tim mạch. Tăng huyết áp l♛âu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, phình bóc tách động mạch chủ, tổn thương thận, mù mắt, bệnh động mạch ngoại biên. Rối loạn cương dương, rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ cũng có liên quan đến tăng huyết áp.
Vì sao tăng huyết áp lại nguy hiểm?
Huyết áp là áp lực máu trong lòng mạch, gồm có 2 trị số huyết áp tâm thu (chỉ số đầu) là áp lực máu trong lòng mạch lúc▨ tim co bóp và huyết áp tâm trưꦅơng (chỉ số sau) là áp lực máu trong lòng mạch lúc tim thư giãn. Ví dụ: huyết áp 120/70 mmHg thì 120 là huyết áp tâm thu và 70 là huyết áp tâm trương.
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, hệ thống mạch máu trong cơ thể giống như các ống dẫn đưa máu đến các cơ quan. Hệ thống này nếu chịu áp lực cao lâu ngày sẽ bị phình giãn (thành ống yếu đi, dễ bị rách hay vỡ), cứng lại mất tính đàn hồi hoặc lớp bên trong bị tổn thương và tích tụ các mảng xơ vữa gây hẹp và bít tắc dần. Tất cả các mạch máu lớn (động mạch chủ, động mạch cảnh, động 💃mạch đùi...) và mạch máu nhỏ (mạch máu ở đáy mắt, ở cầu thận, não...) toàn thân đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng huyết áp cao.
Biến chứng tim mạch do huyết áp tăng cao
Bác sĩ Kiều cho biết thêm, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng khi huyết áp cao. Mức huyết áp bình thường 115/75 mmHg, cứ mỗi mức tăng huyết áp thêm 20/10 mmHg thì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sẽ nhân lên gấ👍p đôi.
Ví dụ: Người có mức HA 135/85 mmHg có nguy cơ tử vong tim mạch gấp đôi người có huyết áp 115/75 mmHg; người có huyếܫt áp 155/95 mmHg thì nguy cơ tăng gấp 4 lần, mức huyết áp 175/105 mmHg nguy cơ tăng gấp 8 lần và 195/115 thì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng gấp 16 lần người có huyết áp bình thường.
Khi huyết áp cao, tim phải gắng sức hơn để đưa một lượng máu đến các mạch ngoại biên. Hậu quả của việc gắng sức lâu ngày khiến cơ tim dày lên, cứng h🏅ơn, ít đàn hồi giãn nở so với tim người bình thường, gây suy giảm chức năng hút máu về tim. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng của suy tim khi máu về tim khó khăn, ứ đọng ở phổi gây khó thở, giảm khả năng làm việc gắng sức hoặc tức ngực.
Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp thường kèm bệnh mạch vàꦯnh, nhồi máu cơ tim trước đó nên ch🐲ức năng tim có thể giảm, tức là có suy tim phân suất tống máu giảm. Trong điều trị, nếu huyết áp không ổn định, thường xuyên lên cao sẽ thúc đẩy suy tim nặng lên, mất bù do tim làm việc với công lớn, tải nặng.
Bác sĩ Kiều dẫn nghiên cứu cho thấy, 30-40% bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên, 70% nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có bệnh 𝓡nền tăng huyết áp trước đó. Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp người bệnh cần biết để đến bệnh viện sớm. Vì thời gian vàng để cứu sống 🦹cơ tim là 3 giờ đầu sau khi bắt đầu có triệu chứng.
Người bệnh bị đau tức ngực trái hoặc sau xương ức dữ dội, đau lúc nghỉ ng🧜ơi, kéo dài trên 20 phút, đau lan lên cổ, cằm, vai, cánh tay hay sau lưng. Trong cơn đau kèm vã mồ hôi, hốt hoảng, khó thở, bứt rứt, huyết áp và nhịp tim thường tăng trong cơn đau. Người lớn tuổi có thể có triệu chứng không điển hình khác như rối loạn tri giác (lừ đừ, ngủ gà, hôn mê), khó thở, khò khè, nôn ói hoặc ngất xỉu.
Nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp
Đột quỵ là tình trạng một phần của não bị ngừng cấp máu đột ngột do vỡ mạch máu (xuất huyết não) hoặc do cục máu đông hay mảng xơ vữa gây tắcꦗ nghẽn hoàn toàn một mạch máu nuôi vùng não đó (nhồi máu não) làm người bệnh bất tỉnh hoặc yếu liệt. Đột quỵ có khuynh hướng xảy ra ở người cao tuổi, nhưng đột qu🐼ỵ không hiếm ở người trẻ, có xu hướng ngày càng tăng.
"Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Người có huyết áp cao >160/100 mmHg tăng 4,3 lần nguy cơ bị xuất huyết não. Khoảng 50% người bệnh nhồi máu n🃏ão có kèm tăng huyết áp", bác sĩ Kiều nói.
Th🉐🎀ời gian vàng để điều trị nhồi máu não trong vòng 3 giờ đầu khi bắt đầu có triệu chứng. Do đó, người bệnh phải đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Đột n🧜gột tê cứng hoặc yếu mặt, tay hoặc chân, đặc biệt ở nửa bên người (bên phải hoặc bên trái).
- Đột ngột💟 lú lẫn, nói kh🍰ó hoặc có vấn đề về hiểu ngôn ngữ.
- Đột ngột mất thị lực hoặꦑc có vấn đề về nhìn ở một hoặc hai bên mắt.
- Đột ngột yếu liệt tay chân, không đi lại đượ🌼c, không giơ tay lên được, chóng mặt🍒, mất thăng bằng, không kiểm soát được động tác.
- Đột🎐 ngột nhức đầu dữ dội mà không tìm ra nguyên nhânꩲ.
Tổn thương thận mạn có liên quan đến tăng huyết áp
Bác sĩ Kiều chia sẻ thêm, bệnh nhân tăng huyết áp lâu ngày sẽ gây tổn thương thận, làm giảm chức🅷 năng thận. Có khoảng 5% trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp là do hậu quả của bệnh chủ mô thận mạn tính. Ví dụ bệnh nhân viêm cầu thận mạn trước đó, đưa đến suy giảm chức năng thận và gây tăng huyết áp.
Huyết áp cao làm tăng áp lực lọc nước tiểu trong các cầu thận (đ✨ơn vị lọc nước tiểu trong thận), lâu ngày gây tổn thương màng lọc ở cầu th✃ận đưa đến tiểu đạm. Khi xét nghiệm nước tiểu thấy có protein hoặc microalbumine trong nước tiểu, nhìn bằng mắt thường không thấy được.
Ở bệnh nhân tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu thấy có đạm niệu là dấu hiệu có tổn thương ở thận. Mức độ đạm trong nước tiểu càng nhiều thì tổn thương thận càng nặng, nhất là khi huyết áp không được điều trị ổn định. Khi thận bị tổn thương, mức độ lọc để đào thải nước và chất độc ra khỏi cơ thể giảm dần, làm ứ đọng các chất này trong cơ thể gây tri♐ệu chứng phù, mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngoài da.
Thận còn có chức năng cân bằng chất điện giải (natri, kali, photpho...) cho cơ thể nên người bệnh thận mạn mức độ nặng có thể bị tăng kali máu do giảm đào thải. Kali máu tăng trên 6.0 mmol/L dễ bị rối loạn nhịp tim hay ngư💃ng tim. Ngoài ra, thận còn có chức năng tiết hormone erythropoietin có tác dụng tạo ra hồng cầ𒐪u. Chất này bị thiếu hụt khi suy thận nặng, khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao.
"Dựa vào xét nghiệm creatinine máu có thể tính đượ✱c độ lọc cầu thận ước lượng. Khi độ lọc cầu thận <15 ml/phút kéo dài từ 3 tháng trở lên được coi là suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh cần được xem xét chỉ định điều trị thay thế thận với bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Kiều nói thဣêm.
Với các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và 💙điều trị kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, kèm theo thay đổi chế độ ăn uống, vận động phù hợp.
Bác sĩ Kiều cho biết, người bệnh tăng huyết áp cũng cần theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà nhằm cung cấp thông tin cho bác sĩ để điều chỉnh thuốc tăng huyết áp tối ưu𓆏. Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, người có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định đeo máy ghi nhật ký huyết áp liên tục 24 giờ giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Ngọc An