Ông Lê Lâm Sơn mệt khi leo cầu thang, vận động gắng sức, hụt hơi, khó thở, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Ngày 11/12, BS.CKI Vũ Năng Phúc, Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch, cho biết bệnh nhân bị thông liên nhĩ (lỗ thủng giữa h♈ai buồng tâm nhĩ) nhiều năm, nay biến chứng tăng áp phổi (áp lực máuꦺ trong động mạch phổi lúc nghỉ ngơi là 60 mmHg), hở van tim ba lá nặng, giãn buồng tim phải, phình động mạch phổi (kích thước thân động mạch phổi 47 mm).
Người bệnh được xét nghiệm máu, chụp CT tim, thông tim để đánh giá sức cản động mạch phổi (lực cản mà máu gặp phải khi chảy qua động mạch phổi).𝔍 Kế𒊎t quả cho thấy người bệnh không có tổn thương mạch máu phổi.
ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viênಌ, Cố vấn Phẫu thuật tim, Trung tâm Tim mạch, đánh giá bệnh nhân có triệu chứng suy tim, nặng hơn thời gian gần đây. Tình trạng phình động mạch phổi vẫn có thể vỡ gây đột tử. Lỗ thông ở tim bệnh nhân lớn (đường kính 2,6 cm), không có rìa tĩnh mạch chủ dưới nên khôn𓆉g thể đóng bằng dụng cụ qua đường ống thông, buộc phải mổ tim hở. Bệnh nhân bị hở van ba lá nặng, giãn động mạch phổi - những tổn thương đi kèm dễ bị bỏ sót trong đánh giá trước mổ. Do đó, bác sĩ phẫu thuật để sửa chữa cùng lúc những thương tổn này.
Bác sĩ gây mê vô cảm kết hợp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau cho bệnh nhân, hạn chế dùng morphin sau mổ. Ê kíp sử dụng miếng vá nhân tạo khâu lỗ thông, đồng thời sửa van ba lá và tạo hình lại động mạch phổi.
Kết quả siêu âm tim sau mổ cho thấy lỗ thông đóng kín, van ba lá và động mạch phổi hoạt động đúng chức năng, áp lực động mạch phổi về mức bình th𝓰ường (30 mmHg). Sau mổ, ông Sơn ít đau, được cai máy thở sớm, vận động bình thường, xuất viện sau một tuần.
Bác sĩ Phúc cho biết chiếm 25% tổng số dị tật tim bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của một lỗ thủng giữa hai buồng tâm nhĩ từ trong bào thai. Thông thường, máu giàu oxy chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái rồ𒁏i đi ra ngoài để cung cấp oxy cho cơ thể. Lỗ♉ thông liên nhĩ khiến lượng máu từ tâm nhĩ trái chảy sai hướng vào tâm nhĩ phải.
Nhiều trẻ bị thông liên nhĩ từ khi sinh ra nhưng không biểu hiện triệu chứng nên không phát hiện. Đến khi trưởng thành, thậm chí 40, 60 tuổi mới có dấu hiệu khó thở, nhất là khi gắng sức, hồi hộp đánh trống☂ ngự🍎c hoặc nhịp tim không đều... Lúc này, lỗ thông liên nhĩ gây biến chứng giãn buồng tim, hở van tim, loạn nhịp tim, đột quỵ.
Hầu như không có cách nào để ngăn ngừa dị tật thông liên nhĩ, theo bác sĩ Phúc. Phụ nữ mang thai nhiễm virus rubella, hút thuốc lá, uống rượu hoặc tiếp xúc với một số chất kích thích, bệnh đái tháo đường, lupus 🐻ban đỏ... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm vaccine rubella, cúm; kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính; khám và siêu âm thai định kỳ, siêu âm tim thai từ tuần 18 thai kỳ nếu nghi ngờ bất thường trong tầm soát tiền sản. Trường hợp gia 🐬đình có người mắc bệnh tim hoặc có rối loạn di truyền nên trao đổi thêm với bác sĩ tim mạch khi có kế hoạch mang thai.
Bệnh nhân tim bẩm sinh nên tiêm chủnꦰg đầy đủ, nhất là phòng ngừa cúm và viêm phổi, tái khám đúng hẹn để được theo dõi. Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuố🎶c lá, kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết và mỡ máu, vận động phù hợp để sức khỏe tốt.
Thu Hà
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |