Khớp háng bên phải của anh Thân cứng hoàn toàn, không thể nhấc chân lên, ☂cong vẹo cột sống... Hơn 10 năm trước, anh được chẩn đoán thoái hóa, viêm dính khớp háng, bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng vì nhiều lý do anh chưa điều trị. Anh Thân không thể hoạt động mạnh, chơi thể thao, không thể mang vác vật nặng khoảng 5-10 k🔜g, cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng.
Ngày 12/4, ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tình trạng của anh Thân rất phức tạp. Viêm dính, cứng và thoái hóa khớp háng nặng trong thời gian dài nhưng ▨không điều trị đúng cách làm cột꧑ sống vẹo hẳn sang một bên, khung chậu nghiêng lên, co rút cơ thắt lưng chậu và nhóm cơ dạng, mất cân xứng trương lực cơ hai bên, độ dài hai chân chênh lệch gần 4 cm. Người bệnh cần phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ngay để khôi phục vận động.
Theo bác sĩ Học, tình trạng của người bệnh đặt ra rất nhiều thách thức cho ê kíp phẫu thuật. Hai phần chính cấu tạo nên khớp háng là ổ cối và chỏm xương đùꦅi đã hỏng hoàn toàn; khớp cứng lại, không thể di động. N💫guy cơ trật khớp sau phẫu thuật rất cao do chiều dài hai chân chênh lệch nhiều, trương lực cơ hai bên không bằng nhau và vẹo cột sống nặng.
Người bệnh được chỉ định thay khớp háng bằng kỹ thuật mổ ít xâm lấn SuperPATH thay vì các ph💟ương pháp mổ thông thường, hạn chế tổn thương các nhóm cơ vốn đã bị yếu và tổn thương co rút; đảm bảo cân bằng lại lực cơ hai chân; lựa chọn loại khớp phù hợp để tránh trật khớp...
Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh không còn đau, có thể đi lại thoải mái, 🍬vững vàng, không cầnꦑ dụng cụ hỗ trợ.
Tuy nhiên, chiều dài hai chân của anh chênh lệch quá nhiều do hư khớp háng, khung chậu và cột sống bị nghiêng. Chiều dài chân không thể lập tức cân bằng ngay sau phẫu thuật. Người bệnh cần phối hợp với tập phục hồi chức năng lâu dài𒐪 nhằm cân bằng sức cơ dạng hai bên, giúp khung chậu bớt nghiêng; phục hồi nhóm cơ cạnh cột sống, cân chỉnh lại độ cong vẹo cột sống và phục hồi thăng bằng dáng đi.
Tiên lượng sau 3-6 tháng, anh Thân có thể khôi phục 80-90% dáng đi thăng bằng, cải thiện tình trạng chân thấp chân cao. Sau thời gian này, anh vẫn cần tiếp tục tập luyện để khôi phục hoàn toàn dáng đi tự nhiên.
Bác sĩ Học lưu ý người bệnh không nên thay khớp quá sớm vì không có khớp nào tốt hơn khớp tự nhiên. Tuy nhiên, khi đã có chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên sớm phẫu thuật để tránh các biến chứng nặng ảnh hưởng đến cột sống, khung🃏 chậu, khớp gối, khớp cổ chân...
là kỹ thuật thay khớp háng tiên tiến với nhiều ưu điểm như đường mổ ngắn, không cắt cơ, thời gian phẫu thuật ngắn, ít mất máu... Nhờ đó, người bệnh ít đ♑au và phục hồi nhanh hơn. Thông thường, sau mổ🅘 một ngày, người bệnh đã có thể đi lại bình thường với khung tập đi.
Phi Hồng
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |