Theo dõi các tranh luận xung quanh câu chuyện BRT hoạt động kém hiệu quả ở Việt Nam những ngày qua, tôi cũng muốn đóng góp quan điểm của bản thân. Ở các nước phát triển, họ cũng đi từ từ mới có được một hệ thống giao thông công cộng như hiện tại. Bạn không thể nào bắt hệ thốngꦚ giao thông công cộng ở Việt Nam phải hoàn thiện như các nước khác chỉ trong vài ngày hay vài năm.
Thực tế, có những nơi trên thế giới, người ta không thể nào xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng riêng để phục vụ cho phương tiện công cộng vì thành phố đã hình thành, cũng giống như TP HCM và Hà Nội ở ta vậy. Thế nên, họ buộc phải cắt một phần đường hiện tại để làm đường riêng cho xe buýt chạy. Họ cũng chẳng làm rౠào chắn gì hết, chỉ tô vàng con đường đó lên thôi. Nhưng đố các xe khác dám chạy vào đó. Có những con đư♓ờng thậm chí còn nhỏ hơn cả đường được xây dựng BRT ở Việt Nam.
Ví dụ ở Melbourne, Australia, đường trong thành phố vốn nhỏ, mỗi bên chỉ có hai làn xe thôi. Nhưng họ vẫn mạnh dạn cắt mỗi bên một làn riêng cho xe buýt chạy. Thành phố Sydney cũng vậy, vì muốn phát triển hệ thống xe điện trong trung tâm thành phố, họ cũng cắt đường để làm. Việc kẹt xe vẫn diễn ra, bạn chờ được thì chờ, còn không thì phải đi xe công cộng.
Quay lại với câu chuyện BRT ở Việt Nam, con đường hiện có ba làn, nay cắt một lằn cho BRT mà người dân vẫn ngang nhiên lấn chiếm, rồi chê lên chê xuống rằng đường nhỏ, lãng phí... Thật 📖nực cười. Nếu sợ cảnh tắc đường thì tại sao chúng ta không tập đi xe buýt nhiều hơn một chút?
>> Bến xe buýt xa nhất 500 m để người Việt từ ꦺbỏཧ xe máy
Bởi vậy, tôi mới nói, chỉ có việc nhường một làn đường cho xe buýt thôi mà chúng ta còn không chịu, không làm được thì cứ theo đà này, hệ thống giao thông công cộng ở Việt Nam chỉ có thể hoàn mỹ trong mơ mà thôi. Ai cũng đặt cái tiện ích của mình lên hàng đầu, trên cả lợi ích cho xã hội thì làm sao phát triể♈n được.
Tôi từng sống bên Philippines, khí hậu ở đây cũng 🔯nóng như Việt Nam vậy. Mỗi ngày đi học, tôi phải bắt hai chuyến xe buýt. Một chuyến ra phố và một chuyến qua bên kia thành phố. Chiều về cũng tương tự. Thế nên những ai kêu đi xe buýt mệt, xa thì chỉ là các bạn đang lười mà thôi.
Chúng ta đã tạo một đường dành riêng cho xe buýt nhanh, vậy mà nhiều người cũng cố chạy lấn vào. Có người còn viện lý do những lúc đó xe buýt nhanh không chạy, đường bỏ không lãng phí. Và cuối cùng thì sao, một chuyến xe buýt đúng ra chỉ chạy 35 phút, nhưng vì những người không có ý thức đó mà thành ra chạy hơn một tiếng. Vậy còn gì là xe buýt 🍰nhanh?
Với lối suy nghĩ theo k𝔉iểu "BRT không hiệu quả🌠 vì không phù hợp với thực tiễn giao thông ở Việt Nam: đường bé, xe máy nhiều, không phân làn được", thì có lẽ hệ thống xe công cộng (public transport) ở Việt Nam sẽ chẳng bao giờ phát triển được.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com