Câu chuyện "Giao thông lộn xộn trên tuyến buýt nhanh BRT𓃲" một lần nữa lại làm bùng lên những tranh cãi xung quanh sự tồn tại của loại phương tiện công cộng này. Cá nhân tôi cho rằng xây dựng hệ thống BRT là một chiến lực đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện cá nhân. Vậy tại sao xe buýt nhanh ở Việt Nam bao năm qua vẫn không thể phát triển?
Là một người đi làm hằng ngày qua tuyến đường này bằng BRT, tôi nhận thấy một thực tế rất trở trêu đó là mang tiếng chạy làn riêng nhưng buýt nhanh luôn phải chịu thiệt thòi khi chạy đúng làn. Bất kể xe máy, ôtô, xe đạp, xe ba gác... cứ hễ thấy làn trống là nhao cả vào để đi cho nhanh. Vậy là BRT lại phải ì ách nối đuôi các phương tiện cá nhân khác๊, mãi không thoát lên được trên chính làn đường của mình.
🍸Đọc nhiều bình luận phản đối BRT, tôi thấy người ta lấy những lý do như "đường bé, lại phải chia làn riêng cho BRT rồi bỏ trống đấy trong khi xe máy, ôtô phải xếp hàng dài, chen chúc trong phần đường còn lại". Lập luận như thế chẳng khác nào những người bảo thủ với phương tiện cá nhân, chỉ muốn tiện cho mình mà bất chấp cả sự phát triển chung của đất nước. Mục tiêu của chúng ta làn hạn chế xe máy, ôtô cá nhân nên cứ làm cho những phương tiện này càng bất tiện càng tốt, vậy người dân mới chịu chuyển sang đi xe công cộng.
Buýt nhanh chỉ thật sự nhanh khi làn đó chỉ có một mình nó di chuyển. Trong khi thực tế, người ta cứ mặc sức lấn làn, di chuyển lẫn lộn🦩, khiến BRT cũng chẳng khác gì xe buýt thường, thậm chí còn chậm hơn xe máy. Khi khi buýt nhanh mà không nhanh, người ta lại quay sang chỉ trích phương tiện này, nói rằng đâu tư thất bại. Tôi tự hỏi, BRT thành công làm sao được khi người Việt đâu có cho nó không gian để phát triển?
💦Cứ xem hệ thống BRT ở nước ngoài là thấy, ngay cả ở các nước châu Âu cũng chẳng có lòng đường rộng hơn ta là mấy, nhưng xe cộ di chuyển rất trật tự, không ai lấn làn bừa bãi, thấy đường trốn là chen vào như ở ta. Tôi cho rằng, ý thức tham gia giao thông của người dân mới là yếu tố quyết định đến sự thành bại của bất cứ mô hình giao thông công cộng nào. Cứ đi lại bát nháo như thế thì dù mở rộng đường đến cỡ nào cũng chẳng bao giờ thoát nổi kẹt xe.
>> ♍'Cho các loại xe khác đi vào làn BRT là một sai lầm'
Tôi cho rằng, đã làm thì làm cho triệt để chứ không thể nửa vời như bây giờ. Đầu tiên, cần kiên quyết xử phạt tất cả các trường hợp lấn làn BRT, nhất là vào khung giờ cao điểm. Hiện nay, việc xử lý vi phạm chủ yếu chỉ được áp dụng cho ôtô nhờ hệ thống camera phạt nguội. Còn xe máy vẫn đang bị thả nổi, người dân mặc sức đi vào làn BRT mà chẳng hề bị ai xử lý, lâu dần dẫn đến nhờn luật. Chừng nào không thể ngăn chặn triệt để tình trạng này, thì chứng ấy BRT còn khó lòng phát huy thế mạnh.
𝔉Thứ hai, thành phố cũng cần sớm hoàn thiện kết nối hệ thống phương tiện, cơ sở hạ tầng cho giao thông công cộng. BRT sẽ không thể nào tồn tại được nếu chỉ có một tuyến đường ngắn như hiện tại, lại chẳng có kết nối gì với các loại hình phương tiện công cộng khác như tàu điện, xe buýt thường... BRT, xe buýt và tàu điện là những phương tiện công cộng cần phải có mạng lưới kết nối đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả. Nếu chỉ vận hành duy nhất một tuyến đường thì sẽ không thể thu hút người dân tham gia.
Và khi đó, chuyện đánh giá hiệu của của dự án cũng không thể chính xác. Giống như làn sóng phản đối BRT bây giờ. Khi chúng ta chưa phát huy hết hiệu của của xe buýt nhanh, nhưng lại vội vàng cho rằng nó là thất bại rồi đòi dẹp bỏ, thì sẽ vô cùng lãng phí với bao công sức, tiền bạc và thời gian đã bỏ ra. Chuyện tương tự cũng sẽ xảy ra với tàu điện trên cao, metro. Và rồi giao thông công cộng sẽ mãi là một giấc mơ xa vời với người Việt. Chúng ta sẽ lại bám lấy xe máy và ôtô đến khi nào?
🎉Đi kèm với việc đảm bảo không gian, điều kiện phát triển xe công cộng, tôi cũng ủng hộ Hà Nội sớm triển khai hạn chế xe máy trong tương lai gần, tiến tới cấm triệt để loại phương tiện này. Đây là cách tốt nhất để khuyến khích người dân chuyển sang đi xe buýt, tàu điện, góp phần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng.
ಌPhải khẳng định rằng BRT là một dự án có ý nghĩa quan trọng với cả hệ thống giao thông cộng cộng mà Việt Nam đang hướng tới. Xe buýt nhanh là một ý tưởng hay nhưng muốn hiệu quả thì rõ ràng phải làm đồng bộ trên nhiều phương diện. Tôi mong những nhà quản lý đừng vì những ý kiến chỉ trích, bàn lùi của một bộ phận người bảo thủ với xe máy, ôtô cá nhân mà chùn bước.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.