Tôi tên Thiện, đang làm việc tại Tây Ninh. Cô ấy làm văn phòng ở TP HCM. Tôi và cô ấy quen nhau qua người bạn thân giới thiệu cách đây hơn 3 năm và tình yêu bắt đầu khoảng một năm. Một tháng chúng tôi gặp𝕴 nhau một hoặc hai lần, còn lại chúng tôi chia sẻ buồn vui qua điện thoại. Cứ thế tình yêu chúng tôi lớn dần lên và hiểu được nhau. Hai đứa quyết định cuối năm kết hôn để được bên nhau và hoạch định những những vấn đề tương lai cùng nhau xây dựng.
Ba mẹ cô ấy cũng đồng ý và dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho tôi. Nhưng khi tôi dẫn cô ấy về ra mắt gia đình mình, thì ngay lầnꦰ đầu tiên gặp mặt, ba mẹ tôi không ưng ý lắm. Ba mẹ tôi chỉ nói là không thích tính cách ꧙của cô ấy chỉ vậy thôi nên không cho chúng tôi quen nhau nữa. Tôi cố gắng thuyết phục ba mẹ "Có lẽ vì cô ấy mới đến lần đầu nên chưa biết", thế là giữa tôi và gia đình xảy ra xích mích.
Tôi đang buồn bã và chán quá không biết phải làm sao? Tôi cũng lớn rồi, 29 tuổi đầu, cũng biết lo cho mình và cuộc sống mà, thế mà ba mẹ không hiểu mà sợ sau này cô ấy bỏ tôi nên không đồng ý cho hai đứa quen nhau. Cô ấy rất yêu tôi và không muốn chia tay nên giờ tôi không biết làm sao. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi có cách giải quyết tốt nhất. Tôi không muốn bạn gái và bất kỳ ai trong gia đình phải đau khổ vì tôi vì đó là những người tôi yêu thương nhất - (Duy Thiện).
Trả lời:
Thiện thân mến,
Với truyền thống gia đình Việt Nam, cha mẹ thường rất quan tâm đến những vấn đề của con cái, nhất là những việc quan trọng như dựng vợ gả chồng. Truyền thống này có mặt tích cực nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế và dần dần🌱 không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
Trước đây mọi chuyện của con cái đều do người lớn quyết định theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Ngày nay đã có sự thay đổi rất lớn trong suy ngh🔥ĩ, nhận thức của giới trẻ theo hướng đề cao tính độc lập, tự quyết của mỗi cá nhân. Điều này cũng được thể hiện trong Luật Hôn nhân và gia⛄ đình.
Với sự thay đổi đó đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong gia đ൲ình, đặc༺ biệt là mâu thuẫn giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với cháu chắt liên quan đến nhận thức, tư tưởng, truyền thống đạo đức, phong tục…
Hai bạn quen nhau hơn 3 năm và gần đây quyết định đưa cô ấy về ra mắt gia đình. Có lẽ bằng ấy thời gian quen nhau cũng đủ để hai bạn xác định được tình cảm dành cho nhau. Nhưng đó mới chỉ là tình yêu thôi bạn ạ. Kܫhi bạn muốn tiến tới hôn nhân thì vấn đề không chỉ là mối quan hệ giữa hai bạn mà sẽ liên quan đến nhiều mối quan hệ chằng chéo phức tạp nữa như người ta thường nói "Yêu là chuyện của hai người. Cưới là chuyện của hai dòng họ". Về điểm này đòi hỏi bạn và người yêu phải thật sự khéo léo để có thể đối diện và giải 🧜quyết những khó khăn, trở ngại phía trước.
Đang trong thời gian yêu nhau với bao nhiêu kỷ niệm, hứa hẹn, dự định tiến xa hơn, song khi hai người dẫn nhau về nhà ra mắt gia đình mà gặp phải sự phản đối từ bố mẹ sẽ khiến bạn cảm thấy hụt hẫng, đau khổ, lo lắng. Đó là điều dễ hiểu. Theo phản ứng tự n🦹hiên, trong hoàn cảnh này thường người ta thường tức giận, có thái độ hục hặc, cãi lại, không chấp nhận sự phản đối đó từ cha mẹ; Hoặc cố gắng thuyết phục, giải thích cho ba mẹ rằn🐻g cô ấy không phải như vậy…
Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng việc cha mẹ tham gia quyết định đến việc tình yêu, hôn nhân ✃của con cái là những tư tưởng, quan niệm đã ăn sâu vào suy nghĩ và đã tạo thành thói quen, nếp ứng xử. Việc thay đổi thói quen này của người lớn, không phải trong một sớm một chiều là được. Để có thể thuyết phục ba mẹ ưng thuận, đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn, tế nhị và khéo léo.
Theo tôi, vấn đề còn nằm ở chỗ hai người tìm hiểu 🍨nhau hơn 3 năm rồi, bạn mới dẫn cô ấy về gặp gia đình một lần là quá ít. Hơn nữa dẫn về bạn đã đề cập ch📖uyện kết hôn ngay, có thể nói là quá vội vàng khi bắt ba mẹ phải chấp nhận ngay cô ấy.
"Nhìn mặt mà bắ🍌t hình dong”, tâm lý các bậc cha mẹ hay đánh giá một người qua lần đầu tiếp xúc, gặp gỡ. Có thể ở lần gặp đầu tiên, cô ấy không tạo được thiện cảm với người lớn. Cái mà bạn cần lúc này là tìm hiểu xem cha mẹ bạn không ưa cô ấy ở điểm nào và cha mẹ bạn thích một người con dâu như thế nào… để có thể ứng xử cho phù hợp khi đưa cô ấy về nhà những lần sau.
Kinh nghiệm thành công từ những cặp yêu🅘 nhau có hoàn cảnh giống bạn là họ sꦉẽ từ từ bởi "dục tốc bất đạt". Ban đầu đưa người yêu về với tư cách là bạn quen, bạn học, sau đó dần dần sẽ đưa về nhiều hơn để bạn gái làm quen với gia đình và cha mẹ cũng sẽ dần quen với sự có mặt của cô ấy.
Trong thời gian sắp tới, để giảm bớt mâu thuẫn với cha mẹ, bạn có thể nói với cha mẹ là bạn không còn yêu cô ấy nữa mà chỉ kết nghĩa bạn bè. Đó là nghệ thuật "lùi một bước đ🥃ể tiến xa vạn dặm". Với tư cách bạn bè, bạn có thể mời cô ấy về nhà bạn thường xuyên hơn, chú ý ăn mặc giản dị, có í🃏t quà cáp mang về, quan tâm thăm hỏi, nói chuyện đến gia đình cũng như họ hàng của bạn. Trước mặt cha mẹ, bạn và cô ấy nên ý tứ, giữ một khoảng cách nhất định.
Với thời gian, qua những lần tiếp xúc thường xuyên và sự quan tâm, cách ứng xử khôn ngoan, người yêu của bạn sẽ tạo ra sự thiện cảm với cha mẹ và gia đình bạn. Cứ như thế lâu dần cha mẹ bạn sẽ có cái nhìn khác về cô ấy. Nếu đã thực sự hiểu nhau, bạn có thể chia sẻ, tâm sự động viên người yêu cố gắng vì tương la🅺iꦬ của hai đứa để cô ấy hiểu mà cùng cố gắng với bạn.
๊ Bạn có thể tìm những ngư🐲ời trung gian là chú bác hay ai đó có uy tín, có sức ảnh hưởng đối với cha mẹ bạn và nhờ họ giúp đỡ.
Nếu sau một thời gian đủ dà🍷i, đã dùng hết những cách trên mà vẫn không thấy kết quả thì bạn phải dũng cảm hơn: Đưa cô ấy đi đăng ký kết hôn.
Sau khi đăng ký kết hôn, nói với cha mẹ là "con đã quyết định lấy cô ấy và đã đăng ký kết hôn. Con biết ba mẹ muốn tốt cho con nhưng con đã lớn và chín chắn, có thể tự quyết định và𓄧 chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Nếu gia đình không tin thì thời gian sẽ chứng minh tất cả. Con không muốn cãi lời ba mẹ nhưng con lớn rồi, con muốn tự quyết định hạnh phúc cuộc sống của con.🤪 Mong ba mẹ hãy chấp nhận cô ấy”. Đây là giải pháp cuối cùng để bạn có thể bảo vệ được tình yêu của mình.
Chúc bạn thành công.
Chuyên viên tâm lý Trần Đăng Thảo
Văn phòng tư vấn TT&T, Tổng đài 1088 TP HCM