PGS.TS. Bùi Thị Nhung, Trưởn𝐆g khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề trao đổi về chủ đề Tầm quan trọng của sữa học đường, dinh dưỡng học đường với sự phát triển trí lực của trẻ mẫu giáo và tiểu học tại hội nghị "Đảm bảo An toàn thực phẩm sản phẩm sữa dùng trong trường học". Hội 🌌thảo được tổ chức ngày 30/9 vừa qua tại Bắc Ninh.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2015, có 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm, 27,8% thiếu máu và 13% thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Trẻ tiểu học cũng thiếu máu, dự trữ sắt thấp, thiếu vitamin A và D. Để khắc ph🀅ục tình trạng này, PGS.TS. Bùi Thị Nhung cho rằng trẻ em cần có dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt độဣng thể chất để nâng cao nền tảng thể lực.
Trong đó, sữa học đường được PGS.TS. Bùi Thị Nhung đánh giá cao về độ an toàn, hiệu quả khi bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. "Sữa được bꦯổ sung với hàm lượng vừa đủ vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho trẻ cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, có cơ thể khỏe mạnh, tăng chiều cao và sức đề kháng", bà Nhung khẳng định.
Bên cạnh đó, PGS.TS đến từ Viện Dinh dưỡng chú trọng xây dựng thực đơn đa dạng về loại đạm động vật và t𒁏hực vật, rau củ và phù hợp với trẻ em. Bữa ăn ở trường cần phối hợp với gia đình trong cải thiện bữa ăn tại gia đình và không được cho trẻ bỏ bữa sáng.
Tại hội nghị "Đảm bảo An toàn thực phẩm sản phẩm sữa dùng tron🌺g trường học", ông Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em đã tổng kết tình hình hoạt động của chương trình Sữa học đường tính đến tháng 7. Theo thống kê của Hiệp hội Sữa Việt Nam, chương trình triển khai tại 24 tỉnh, thành phố với 2.194.649 trẻ thụ hưởng. Học sinh Mầm non và Tiểu học thụ hưởng Chươngtrình tăng theo thời gian triển khai (2016-2020) từ 1.126.977 đến 2.194.6𓆉49 trẻ.
Bộ Y Tế, ghi nhận sau hơn 4 nꦿăm có 100% số h﷽ọc sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo, 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa. Chương trình đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học đạt 90 - 95% vào năm 2020.
Ông Trần Đăng Khoa cho biết, sau bốn năm thực hiện, chương trình Sữa học đường bước đầu đã có tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, cũng như ý thức của cộng đồng trong việc cải thiện thể trạng trẻ em. Từ đó, ông đề xuất Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ba💝n hành Chương trình Sữa học đường trong giai đoạn tiếp theo (2021 - 2025).
Là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nhiều nhất cho chương trình Sữa học đường, đại diện Công ty Vinamilk nhận định, cho trẻ uống sữa thường xuyên sẽ góp phần cải thiện tầm vóc và trí lực. Theo ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk, giáo viên ở các trường học chính là nhân tố quan trọng trong việc triển khai chương trình Sữa học đường hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn൲ sữa cần được đ🅺ảm bảo an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Vinamilk thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tại các địa phương, trường học về quy trình đặt hàng, kiểm nhận hàng hóa, phân bổ sữa đến lớp, hướng dẫn học sinh uống sữa. Trong quá trình sản xuất, chúng tôi cũng tuyệt đối tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu và các quy định ♔khác về an toàn thực phẩm, bảo đảm các em học sinh luôn được sử dụng những sản phẩm sữa chất lượng và an toàn nhất", ông Nguyễn Quang Thái chia sẻ.
Nha Trang