Sống chung ꧃với bệnh trào ngược dạ dày hơn 2 năm, chị Hoàng Mai (30 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) chia sẻ: "Thời dịch, t𝐆ôi cũng nghe mọi người khuyên tăng cường vitamin nên cũng rất muốn uống thêm viên sủi vitamin C, nước cam, chanh. Nhưng bản thân đang bị trào ngược dạ dày, phải kiêng đồ chua nên không biết bổ sung thế nào cho hợp lý. Không có thì sợ đề kháng yếu mà uống thì tôi bị ợ nóng và buồn nôn".
Cùng chung vấn đề này, chuyên mục Hỏi đáp hỗ trợ mùa dịch của Fanpage Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng nhận được câu hỏi của chị Đoàn Trang (45 tuổi, quận 8, TP HCM): "Từ hồi 𝕴đầu dịch, hôm nào tôi cũng uống một viên sủi vitamin C. Hiện tại, họng tôi bị viêm, còn có cảm giác axit trào ngược lên rất khó chịu. Vậy tôi có nên tạm ngưng uốn🌞g viên sủi không và làm cách nào để bổ sung đủ vitamin C?".
Bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Đình Thành - bác sĩ Nội tiêu hóa của Trung tâm cho biết, vitamin C (còn gọi là axit ascorbic) là một chất đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, vitamin C có thể khiến dạ dày tăng cường tiết axit, bào mòn niêm mạc thực quản, axit lên cổ họng và có thể gây viêm họng. Đặc biệt, người bệnh trào ngược dạ d𝐆ày thực quản, dùng quá nhiều vitamin C sẽ làm các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, đau ngực, ho, nuốt khó, buồn nôn... trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm
Lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, nhu cầu dinh dưỡng, bệnh lý kèm theo... Trung bình, lượng khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành là 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ. Một số đối tượng đặc biệt cần lượng vitamin C nhiều hơn như phụ nữ mang thai là 85 mg; phụ nữ cho 💦con bú 🏅là 120 mg. Những người hút thuốc cần bổ sung thêm 35 mg vitamin C mỗi ngày so với người không hút thuốc.
Bác sĩ Thành cho biết, chế độ ăn uống bình thường với một số rau củ, trái cây như bông cải xanh, ớt chuông, súp lơ, đu đủ, dâu tây, cam, chanh, bưởi,ꦜ kiwi... cũng cung cấp đủ lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày mà không cần bổ sung ��thêm dạng uống. Chẳng hạn, trong 1/2 chén (tương đương 75 g) bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 50 mg vitamin C. Như vậy, một người trưởng thành chỉ cần tiêu thụ một chén (tương đương 150 g) bông cải xanh là đã đủ lượng vitamin C mỗi ngày cho cơ thể.
"Hàm lượng vitamin C trong rau củ v♑à trái cây có thể bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến. Do đó, tốt nhất là nên ăn sống (đối với trái cây) hoặc chế biến bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, xào, nướng để giảm tối đa sự hao hụt", bác sĩ Thành nói thêm.
Không nên bổ sung vitamin C liều cao trong thời gian dài
Bác sĩ Thành cho biết, nhiều người thường nhầm lẫn giữa vitamin C và trái cây có vị chua. Thực tế, đúng là vitamin C có vị chua nhưng trái cây có vị chua chưa hẳnꦏ có chứa vitamin C. Các bác sĩ Trung tâm꧑ Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa gặp khá nhiều trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày cho rằng trái cây càng chua thì chứa càng nhiều vitamin C. Đồ có vị chua thì họ không ăn được nên lại càng sợ bản thân thiếu hụt vitamin C, dẫn tới tình trạng lạm dụng viên uống vitamin C liều cao.
Thực tế, cơ thể🌞 dễ dàng nhận đủ vitamin C mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống, không cần bổ sung thêm vitamin C từ viên uống, viên sủi hoặc dạng bột. Việc bổ sung chỉ áp dụng đối với một số trường hợp được chẩn đoán thiếu vitamin C, ví dụ như người có vết thương hở lâu lành, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, móng tay biến dạng, da khô, nhăn, cháy nắng, xuất huyết dưới da... Tất nhiên, để xác định chính xác các trường hợp thiếu vitamin C, bác sĩ cần trao đổi với người bệnh và có thể đề nghị làm ꦬmột số xét nghiệm huyết học. Sau khi có chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê toa bổ sung vitamin C trong một khoảng thời gian nhất định.
Bác sĩ Thành chia sẻ thêm, đối với người có sẵn bệnh trào ngược thực quản hoặc các bệnh về dạ dày, trong chế độ ăn chỉ cần đủ rau củ quả là cơ thể sẽ hấp thu đủ lượng vitamin C cần thiết. Nếu uống cam, chanh gây khó chịu thì có thể thay bằng các loại rau xanh hoặc dùng các loại trái cây khác như ổi, đu đủ - cũng chứa rất nhiề♓u lượng vitamin C. Khi cần bổ sung vitamin C liều🐈 cao (viên sủi 500-1000 mg) thì nên uống ngay sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa, không uống buổi tối. Nếu trong quá trình sử dụng có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, trào ngược axit thì nên ngưng và trao đổi với bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự uống bổ sung vitamin C trong thời gian dài để tránh các phản ứng phụ cũng như các rủi ro về sức khỏe khác.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Anh Ngọc