Ngày 6/2, bệnh nhân Nguyễn Thị Mộn🅰g Hoa (54 tuổi, Đồng Nai) cải thiện tình trạng nhiễm toan ceton, hết nôn ói,... được bác sĩ cho xuất viện.
BS.CKI Hồ Ngọc Bảo, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, bệnh nhân được đ🧸ưa vào cấp cứu sau khi chuyến bay từ Thái Lan vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất; trong tình trạng nôn ói, ti🎃êu lỏng, người lừ đừ. Bà đã nôn ói khoảng 12 lần trong suốt chuyến bay; khát nước, khô họng nhưng khi uống vào lại ọc ra.
Kết quả xét nghiệm máu khi nhập viện ghi nhận 𒐪đường huyết của bà tăng cao đến 330 mg/dl, hơn khoảng 2-3 lần so với bình thường; chỉ số ceton máu tăng 40 lần; toan chuyển hóa nặng do các chỉ số như pH máu giảm 7,05 (bình thường 7,35-7🔜,45), HCO3 giảm còn 5,3 mmol/l (bình thường 22-24 mmol/l).
"Nếu không nhập viện điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ ngưng tim do rơi vào tì𝓀nh trạng nhiễm toan ceton nặng - biến chứng cấp tính của đái tháo đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa...", bác sĩ Bảo nói. Người bệnh được truyền dịch, điệ𓂃n giải và insulin.
Khi tình trạng cải thiện, bà Hoa tiếp tục được theo dõi sát, kiểm soát tình trạng nhiễm toan máu, truyền insulin... Sau gần một tuần điều trị, bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe. Bà cần tái khám định kỳ, điều♋ chỉnh chế độ ăn uống kiểm soát đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm sau khi xuất viện.
Bệnh nhân bị đái tháo đường 20 năm và tiêm insulin 8 năm nay. Tuy nhiên, kể từ khi tiêm insulin, bà không tái khám do nghĩ đường huyết đã ổn định. Vừa qua, khi đi du lịch Thái Lan trong 5 ngày, bệnh nhân quên không mang insulin để tiêm và có ăn uốn✤g nhiều đồ ngọt (trà sữa, sầu riêng...).
BS.CKI. Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết, bệnh nhân bị đái tháo đường nhiều năm, đã chuyển sang tiêm insulin hàng ngày. Việc nghĩ đường huyết ổn định, bỏ tiêm, đồng thời, ăn uống nhiều đồ ngọt thời gian dài khiến đường huyết tăng cao, dẫn đến nhiễm toan, nguy kịch tính mạng. Qua đó, cảnh báo người bệnh đái tháo đường type 1 được chỉ định tiêm insulin suốt đời. Người đái tháo đường type 2 được tiêm insulin trong các trường hợp nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng, mất cân bằng không kiểm soát, điều trị với thuốc viên không hiệu quả, đường huyết tăng cao không thể kiểm soát bằng thuốc viên... Do đó, người bệnh không thể tự ý bỏ tiêm insulin hoặc tiêm insulin không đúng liều lượng.
Có hai dạng insulin phổ biến là dạng chứa trong lọ, phải sử dụng kim tiêm và dạng bút tiêm. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bút tiêm insulin nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được hết hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Nếu đưa ra ngoài vẫn sử dụng được nhưng trong thời gian nhất định (khoảng một tháng). Người tiểu đường đi du lịch vẫn nên mang theo bút tiêm, khi đến nơi cho vào ngăn mát tủ lꦐạnh; có thể mang theo phích ꦏđá, bình giữ nhiệt... để bảo quản lạnh, tránh làm giảm chất lượng insulin.
Bác sĩ Duy lưu ý người bệnh đái tháo đường phải dùng thuốc, tiêm insulin và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ khoa nội tiết - đái tháo đường. Không nên dùng theo đơn thuốc cũ trong suốt nhiều năm. Không tự ý điều chỉnh liều thu♒ốc, uống thuốc không do bác sĩ kê toa hoặc thuốc dân gian, các loại thảo dược... để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ chỉ định các xét nghiệm kiểm tra đường huyết như🔯 xét nghiệm đường huyết tại chỗ, HbA1c. Trong đó, xét nghiệm HbA1c thực hiện 3 tháng một lần và ít nhất 2 lần một năm để đánh giá kết quả điều trị hàng năm, điều chỉnh thuốc.
Khi tái khám, bác sĩ và khoa𒁃 dinh dưỡng - tiết chế sẽ xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ổn định sức khỏe. Khám bệnh định kỳ còn có thể tầm soát, phát hiện sớm các biến chứng gây suy thận, đột quỵ, mù lòa, cá🌊c bệnh về da liễu...
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Nguyễn Trăm