Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói điều này tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường Đại học Duy Tân, ngày 10/11. Nhân dịp này, ông thừa ủy quyền của Thủ tướng, trao quyết định chuyển trườ𒅌ng thành mô hình Đại học.
Theo ông Sơn, trường Đại học Duy Tân là một trong 5 cơ sở giáo dục đại học tư thục đầu tiên của cả🎃 nước. Điều này đã góp phần làm thay đổi cơ cấu công - tư và diện mạo của giáo dục đại học. Trường đem lại nhiều việc làm cho các nhà khoa học và cơ hội học tập cho sinh viên, cung cấp nhân lực cho phát tꦦriển đất nước.
Ông khẳng định Đảng và Nhà nước coi phát triển đại học công và ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, 💞tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.
Bộ trưởng kỳ vọng khối trường đại học ngoài công lập ngày càng có vai trò lớn hơn v🐎à phát huy những lợi📖 thế để phát triển nhanh chóng, vào nhóm hàng đầu khu vực châu Á, trong đó có Đại học Duy Tân.
Về việc chuyển đổi mô hình, ông Sơn nhìn ꦰnhận đây không phải là thay đổi một cái tên mà phải hướng tới chiều sâu,🀅 giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh.
"Sự th༺ay đổi từ mô hình tổ chức của một trường đại học sang mô hình của một đại học cần tạoౠ ra những động lực mới và những sung lực mới, giải phóng được sức sáng tạo và tạo ra những năng lượng mới, tạo sự phát triển đại học nhanh và mạnh mẽ hơn trong tương lai", ông nói.
Bộ trưởng S🐻ơn lưu ý nhân lần thay đổi mô hình, trường cần rà soát về triết lý và chiến lược phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn; rà soát lại cách thức quản trị, phương pháp dạy và học, nghiên cứu khoa học và công bố khoa học, thu hút và phát triển nhân lực thời gian qua...
"Cái gì hay v💫à hợp lý thì tiếp tục phát huy, cái gì chưa hợp lý,꧒ không đem lại uy tín và giá trị thì cần thay đổi", ông nói. Theo ông, Đại học Duy Tân cần củng cố và làm vững chắc thêm niềm tin của xã hội bằng sự đầu tư cho chất lượng trong tất cả hoạt động.
Ngoài ra, trường quan tâm nhiều hơn tới các lĩnh vực khoa học và công nghệ mới, công nghệ mũi nhọn, những ngành ไmà đất nước rất cần cả trước mắt và lâu dài.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng mong൩ lãnh đạo Đại 𒁏học Duy Tân chú ý tới phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học giỏi chuyên môn, có trách nhiệm xã hội, trong sáng, liêm chính trong học thuật và là hình mẫu con người thời đại mới cho học sinh noi theo. Cùng đó, trường tăng cường chăm lo và hỗ trợ cho người học, tạo sự gắn bó giữa họ với nhà trường.
Đại học Duy Tân hiện có hơn 1.550 giảng viên, nhân viên. Trong đó, 8 giáo sư, 56 phó�▨� giáo sư. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, có học hàm phó giáo sư trở lên đạt 30,3%. Tổng 5 khuôn viên của trường rộng khoảng 85.100 m2 sàn xây dựng, có hơn 250 phòng thực hành, thí nghiệm, hệ thống phòng mô phỏng y khoa, hệ thống thư viện, trung tâm dữ liệu hiện đại.
Trong 30 năm qua, Đại học Duy Tân đã tuyển hơn 153.700 học viên, từ cử nhân đến tiến sĩ, ở khoảng 80 ngành học... Tr﷽ong tương lai, trường sẽ có thêm n𝄹hững ngành học thiên về nghệ thuật, khoa học xã hội nhân văn.
Theo các bảng xếp hạng đại học thế giới QS và𝕴 THE, Đại học Duy Tân luôn trong nhóm dẫn đầu các trường của Việt Nam, từng vào top 500 thế giới. Một trong những lý do là sự gia tăng số lượng công bố quốc tế và chỉ số trích dẫn.
Đại học Duy Tân là đại học thứ 8 của cả nước, cũng là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên được chuyể꧑n thành mô hình này.
Theo Luật Giáo dục đại học n🔯ăm 2018, trường đại học và đại học là hai khái niệm khác nhau. Trường đại học, học viện là cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Còn đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, gồm các trường đại꧋ học, khoa thành viên.
Để chuyển từ trường đại học thành đại học, Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ quy định các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tꦕổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nh🎀ất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.