Chị Trịnh Thị Tho, ngụ Lào Cai, cắt buồng trứng trái từ năm 23 tuổi 🔜do có u bì. Khi ấy chị đồng thời bị quá sản nội mạc tử cung, điều trị không cải thiện. Sau 7 năm không con, vợ chồng đến bệnh viện ở H📖à Nội khám, kết luận vô sinh do suy buồng trứng sớm.
Vợ chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh) giữa năm 2022, điều trị vô sinh. BS.CKI Phan Ngọc Quý khuyên chị thực hiện thụ tinh ống nghiệm sớm bởi chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) giảm mạnh còn 0,9 (bình 🅘thường là 2,0 - 6,8ng/ml), buồng trứng phải chỉ có 1-2 nang trứng kích thước nhỏ.
AMH là chỉ số quan trọn𒆙g đánh giá sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Các nang trứng phát triển từ thời điểm dậy thì và không thay mới. Theo thời gian, số lượng nangꦫ trứng ít dần, chất lượng suy giảm, ảnh hưởng tới khả năng thụ thai đồng thời gia tăng nguy cơ thai dị tật.
"Với chị Tho, chỉ định thụ tinh ống nghiệm là cần thiết do đã cắt một bên buồng trứng, bên còn lại có dấu hiệu suy gღiảm sớm so với độ tuổi", bác sĩ Quý nói.
Chị Tho làm thợ may và mở tiệm giặt là nhỏ, chồng làm nghề lái xe. Công việc thu nhập không cao nhưng khá ổn định với cuộc sống ở quê. Lần này, họ quyết định gác lại công việc, xuốn🅺g Hà Nội thuê trọ, dành toàn bộ thời gian để điều trị vô sinh. "Chúng tôi đặt cược tất cả để có con", chị Tho cho biết.
Tình trạng quá sản niêm mạc của chị Tho kéo dài lâu năm có nguy cơ dẫn tới ung thư. Bác sĩ chỉ định sử dụng vòng nội tiết để điều trị bệnh trước khi kích trứng.
Sau 3 chu kỳ, chị chỉ có được 2 nang noãn chưa trưởng thành, phải áp dụng kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM) mới tạo phôi. Bác sĩ Quý tư vấn chị thực hiện thêm một chu kỳ kích trứng để gom đủ phôi cho quá trình điều trị, tích l𓆉ũy nang noãn dự phòng nguy cơ AMH tiếp tục giảm. Ở chu kỳ tiếp theꦰo, chị thu được 4 nang noãn, tạo được một phôi ngày 6 chất lượng tốt.
Chị lại được phát hiện có polyp mới phát triển trong buồng tử🌺 cung. PGS Nguyễn Đức Hinh, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, phẫu thuật cắt bỏ polyp, lấy các tế bào niêm mạc tử cung để xét nghiệm. Kết quả giải phẫu bệnh bình thường, tình trạng quá sản niêm mạc được kiểm soát, chị Tho đủ điều kiện chuyển phôi. Đầu năm 2023, chị biết đậu thai ngay trong sinh nhật của mình.
Hành trình mang thai của người mẹ nhiều vất vả bởi chỉ số khối cơ thể cao, rối loạn chuyển hóa nội tiết. Chị nhiều lần r🌱a máu, phải cấp cứu thường xuyên, được chỉ định tiêm progesterone🀅 và truyền giảm co để giữ thai. "Tôi không nhớ bao nhiêu mũi tiêm, kim truyền, đến mức bị xơ tĩnh mạch, tay chằng chịt vết tiêm", chị Tho nói.
Chị được kết hợp theo dõi thai tại khoa Sản và khám với chuyên khoa Nội tiết. Kết quả, chị tăng tới 18 kg trong thai ❀kỳ nhưng không gặp tình trạng tiểu đường.
Tháng 11/2023, chị Tho sinh mổ, em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 3,2 kg. "7 năm hiếm muộn của tôi không dài so với nhiều người, nhưng để có hôm nay gia đình chấp nhận đánh đổi rất nhiều"�⛎�, chị Tho nói khi ôm con trong tay.
U buồng trứng là mộ🗹t trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến, 🍎ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và khả năng làm mẹ. Những trường hợp này cần khám phụ khoa định kỳ.
"Đặc biệt trường hợp phải cắt bỏ buồng trứng cần được đánh giá kỹ lưỡng để🌳 chuẩn bị phương pháp bảo tồn cơ hội có thai trong tương lai như kích trứng hoặc phôi", bác sĩ nói, thêm rằng sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần tái k♎hám để đánh giá lại về sức khỏe sinh sản.
Khuê Lâm
Độc giả đặt câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |