Đến chiều 29/5 đã có 6 bệnh nhân tử vong, 12 người đang được cấp cứu tích cực. "Đây là tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua", Cục trưởng Khuê chia sẻ trong khi cố gắng kiềm chế xúc động. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình Trần Quang Khánh thì cúi đầu nói: "Đây là sự cố lần đầu tiên xảy ra với ngành y tế tỉnh Hòa Bình, chúng tôi chia sẻ đau thương mất mát của gia đình người bệnh".
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng, sự cố y khoa trong 🍸khi chạy thận nhân tạo vẫn diễn ra trên thế giới. Tuy nhiên, trường hợp 18 bệ🍸nh nhân cùng bị tai biến ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là rất hy hữu. "Đây là bài học cực kỳ đau xót cho những người làm chuyên ngành thận nhân tạo như chúng tôi", bác sĩ Dũng nói.
Làm việc với đoàn chuyên gia Bộ Y tế tối🅺 cùng ngày, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, sau khoảng 45 phút chạy thận ở Khoa Thận nhân tạo, 18 bệnh nhân suy thận mãn xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, đau bụng... Khoa đã cho dừng chạy thận ngay. Bệnh viện huy động bác sĩ hồi sức cấp cứu tích cực cho bệnh nhân, đồng thời báo cáo Bộ Y tế và xin hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Bạch Mai.
Ngoài 6 người đã mất, có 2 bệnh nhân diễn tiến nặng đang điều trị tại Khoa Hồi sức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. 10 trường hợp còn lại được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình để🌠 lọc máu, chạy thận tiếp tục.
Bệnh viện phối hợp với cơ quan công an niêm phong máy móc, trang thiết bị và thuốc men tại Khoa Thận nhân tạo để điều tra. Hiện Khoa Thận n൩hân tạo đã tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân.
11 y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai được huy động đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hỗ trợ cấp cứu. Các bác sĩ đang cꦗhuẩn bị phương án chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện có chuyên khoa Thận Nhân tạo ở Hà Nội để tiếp tục điều trị.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tối 29/5 đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tìm hiểu tình hình và thꦕăm hỏi, chia sẻ, đ🔜ộng viên các bệnh nhân cùng gia đình cũng như đội ngũ y bác sĩ bệnh viện. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã đến thăm, hỗ trợ gia đình mỗi bệnh nhân tử vong 5 triệu đồng🅠, Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng.
Dẫn đầu đoàn chuyên gia Bộ Y tế có mặt tại hiện trường, Cục trưởng Khuê gửi lời chia buồn với gia đình các bệnh nhân tử vong v💫à bệnh nhân đang điều trị. Cục trưởng đề nghị bệnh viện tập trung cứu chữa, ổn định tâm lý bệnh nhân và cán bộ y tế.
Nỗ lực hồi sức cấp cứu bệnh nhân chạy thận nghi ♋sốc p🌼hản vệ
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có⛄ dấu hiệu bất thường. 6 người tử vong sau đó. Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra, song các bác sĩ cho rằng nhiều khả năng do sốc phản vệ.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng, có diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Phản ứng phản vệ có thể xảy ra ở bất cứ đâu😼, với bất cứ loại thuốc hoặc hóa chất điều trị nào cũng như xuất phát từ dị ứng thức ăn, hóa mỹ phẩm và do côn trùng đốt.
Nam Phương