Êkíp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM gây mê nội khí quản cho bé, sau đó đặt ống vàoཧ hậu môn trực tràng, dùng máy bơm hơi với áp lực 60-80 mmHg, tháo 🃏lồng ruột thuận lợi. Sau tháo, bé hết đau bụng, sức khỏe ổn định, ăn uống tốt và được xuất viện sau một ngày can thiệp.
Ngày 18/10, BS.CKI Nguyễn Thanh Sơn Vũ, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh nhi may mắn phát hiện sớm, khi có biểu hiện bỏ ăn uống, quấy khóc từng cơn, ho, chưa đi ngoài ra máu. Nếu phát hiện muộn ở giai đoạn nặng, bé thường đi ngoài có phân màu nâu lẫn nhầy máu hoặc máu tươi, người mệt lả, nôn óiꦰ liên tục, bụng chướng dần lên, mất nước nghiêm trọng và nhiễm khuẩn, sốc do nhiễm khuẩn.
"Phát hiện sớm để bơm hơi tháo lồng là cách điều trị ưu tiên đối với bệnh nhi", b🦩ác sĩ Vũ cho biết, giải thích thêm rằng máy bơm hơi có hệ thống kiểm soát áp lực, dùng áp lực của hơi vừa đủ để đẩy ruột ra khỏi khối lồng, đưa về vị🦄 trí bình thường.
Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột chui vào trong lòng một đoạn ruột kế cận và lồng vào nhau. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ, xảy ra nhiều ở bé trai hơn bé gái. Bệnh thường không có nguyên nhân cụ thể, nhưng thường khởi phát sau một đợt nhiễm hô hấp hoặc nhiễm siêu vi. Một số trường hợp trẻ có yếu tố nguyên nhân khởi phát nên bị lồng ruột tái phát nhiều lần cần thực hiện thêm c💞ác xét nghiệm để điều trị triệt để.
Lồng ruột còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột cấp tính ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, đoạn ruột trong khối lồng sẽ bị thiếu máu, gไây hoại tử ruột, nhiễm trùng - nhiễm độc, ảnh hưởng꧃ nặng nề đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Nhiều trẻ gặp tình trạng này không có triệu chứng đau bụng hoặc đau bụng không biểu hiện rõ ràng. Phần lớn ở độ tuổi rất nhỏ chưa thể tự mô tả tình trạng. Vì vậy, khi thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ lồng ruột như khó chịu, nôn ói, t✅hường xuyên co chân lên bụng, chướng bụng... cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện.
Dù bệnh nhi đã được điều trị thành công, một số bé có thể bị tái phát, nên người nhà cần chú ý thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ sau can thiệp. Sau bơm hơi tháo lồng, nếu bé đau bụng, nôn ói, quấy khóc liên tục cần đưa đến bệnh viện để bác sĩ phát hiện và can thiệp kịp ꦡthời.
Đình Lâm
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |