Đề xuất trên được bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện tཧhường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra trong Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, sáng 28/6.
Để chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, bà Caitlin Wiesen đưa ra bốn khuyến nghị cho Việt Nam.𒊎 Đầu tiên là Việt Nam nên lên khung chương trình cho phục hồi kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19, trong đó chú trọng chuyển đổi nền kinh tế sang tuần hoàn. Việc chuyển đổi năng lượng tái tạo, điện gió đất liền, ngoài khơi, kinh tế biển xanh sẽ đem lại công ăn việc làm, phát triển xanh.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy GDP tạo ra từ kinh tế biển sẽ cao hơn 34% so với kịch bản thông thường của hoạt động kinh doanh vào năm 2030, nếu quốc gia áp dụng", bà Caitlin Wiesen nói và thông🙈 💝tin thu nhập của người làm nghề biển cũng sẽ cao hơn gần 80%.
Thứ hai là thúc đẩy các thành phố và đô thị thông minh, bà Caitlin Wiesen cho rằng với 70% dân số sống ở các vùng ven biển, đồng bằng trũng thấp thì việ꧟c di dời đến các thành phố sẽ nhanh chóng được đẩy nhanh. Cụ thể, trong 30 năm qua tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đã tăng gấp đôi lên ♉38%, ước tính tỉ lệ này sẽ là 57% vào năm 2050.
Theo đại diện UNDP,☂ hiện chỉ có Đà Nẵng là tỉnh, thành phố đầu tiên xây dựng và thực hiện lộ trình kinh tế tuần hoàn. Các tỉnh thành khác việc xây dựng lộ trình kinh tế tuần hoàn cụ thể vẫn chưa được hiện thực hoá. Trong các đô thị, việc chuyển đổi cần nhấn mạnh vào ngành giao thông vận tải bằng cách gia tăng các loại xe𒐪 điện.
"Chuyển sang các phương tiện cơ điện có thể là một trong những cơ hội lớn nhất để hỗ trợ ܫquá trình chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0 đồng thời mang lại lợi ích đáng kể c🍰ho nền kinh tế và hỗ trợ cho xã hội".
Báo cáo của UNDP có khoảng 45% lượng khí thải liên quan đến tiêu dùng và thải bỏ, tiêu thụ và chất thải vật liệu. Do đó tổ chức này cho rằng việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ bền vững là chìa khóa thứ ba của nền kinh tế tu♋ần hoàn với 🔜mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thứ tư, bà Caitlin Wiesen cho biết Việt Nam đang nằm trong 50 quốc gia có tỷ lệ điện tạo ra từ gió, mặt trời hơn 10%. Cơ quan quốc tế đánh giá Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượn💦g tái tạo nên cần tập trung phát triển để đạt được các mục tiêu về kinh tế xanh.
Tuy nhiên, UNDP cảnh báo Việt Nam sẽ đối mặt với mộ𒁏t số thách thức về kỹ thuật như hệ thống kết nối và truyền tải; lưới điện hiện tại không đủ công suất để đối phó với sự biến động của việc sản xuất năng lượng tái tạo từ tất cả các trang trại năng lượng mặt trời và gió.
Cùng quan điểm trên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng ♍Hà cho rằng chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của nước ta để đảm bảo các cam kết về môi trường, khí hậu mà Việt Nam đưa ra.
Theo ông Hà việc áp🧜 dụng các nguyên tắc loại bỏ chất thải và ô nhiễm, lưu thông các sản phẩm, nguyên liệu và tái🦄 tạo thiên nhiên trong mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, nông nghiệp.
"Cụ thể là việc giảm thiểu và loại bỏ chất thải và ô nhiễm sẽ giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi giá trị; bằng cách luân chuyển các sản phẩm và vật liệu, có thể thu giữ lại năng lượng; tái tạo t꧃ự nhiên sẽ giúp cô lập và thu giữ được cacbon", ông Hà nói thêm.