Trong hàng trăm ca khúc cố nhạc sĩ từng viết, sáng tác đầu tay năm 1968 trở thành nhạc phẩm được yêu thích bậc nhất. Ca khúc kể về chàng trai nhớ nhung bóng dáng người cũ khi về thăm bến xưa. Mãi ôm mối tình si, anh chờ cô gái "giữa bao la đồi nương", để hái tặng cô một đóa hoa sim "đẫm tương tư". Ở Phượng ca (NXB Văn hóa Văn nghệ in năm 2019) - một trong những cuốn sách cuối cùng của Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ kể bài hát gắn liền thời hoa mộng c❀ủa ông, khi còn học cấp ba ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).
Thập niên 1960, chàng trai Võ Hợi (tên thật củ𒁃a Vũ Đức Sao Biển) trọ học ở Hội 🎃An. Mỗi chiều thứ bảy, anh phải đi bộ về nhà, trưa hôm sau lại đi ngược về trường để kịp bắt đầu tuần học mới. Anh có một cô bạn cùng quê, học dưới hai lớp, tên ở nhà là Thu. Vì cô sợ đi một mình, lần nào về anh cũng chờ. Sóng bước bên anh, cô ngại ngùng nói: "Đừng bao giờ bỏ em một mình nghe". Có lần, thấy anh ôm guitar nghêu ngao, cô nói: "Ngày sau nếu trở thành nhạc sĩ, anh nhớ viết cho em một bài hát nghe".
Ngày ấy, thường đi phía sau, bao giờ anh cũng nhìn kỹ vóc người cô, từ mái tóc xõa một bên đến bờ vai gầy guộc trong nắng. Có lần, cô bị gai tre đâm vào chân, anh lơ ngơ ngồi gỡ. Lần hẹn hò đầu, đi giữa ruộng dâu xanh ngát, anh chợt thấy ꦜhai cụm hoa lay ơn mọc lên thật đ𓄧ẹp. Anh rụt rè hái hoa tặng bạn - lần đầu và cũng là lần duy nhất trong đời. Họ nắm tay, đi bên nhau một quãng dài mà không nói tiếng nào, dẫu tâm trí đong đầy cảm xúc.
Năm 1966, anh đậu khoa Việt - Hán trường Sư Phạm, thuộc Viện Đại học Sài Gòn (cũ). Họ mất liên lạc với nhau từ đó. Năm 1968, cha mất, anh về quê thọ tang. Anh tìm về căn ൲gác trọ cũ của cô gái, song cô đã chuyển đi tự khi nào. Tháng 9 năm đó, nhạc sĩ ngồi bên dòng sông Thu Bồn, giữa đồi sim tím nở rộ. Nhớ đến lời bạn dặn 🐈năm xưa, anh trải tờ giấy lên thùng đàn, bắt đầu viết:
"Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ..."
Nhạc sĩ viết thꦰeo kết cấu của hành âm cổ điển, đúng quy chuẩn nhạc Tây phương. Ca từ là dòng cảm xúc lãng đãng, "nằm giữa tình bạn và tình yêu" của tác g♚iả khi nhớ về mối tình đầu.
Nhạc sĩ kể năm 2011: "Thuở ấy, tâm hồn tôi trong sáng lắm, cứ y như dòng su💞ối trong vắt êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, cái màu hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vàng sao mà gợi nhớ đến thế".
Năm 1968, nhạc phẩm được hai danh ca Anh Ngọc và Hà Thanh hát với hòa âm của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng, nhanh chóng phổ biến trên các đài phát thanh. Sau này, ca khúc tiếp tục nổi tiếng qua các giọng hát Lệ Thu, Mai Hương, Vân Hà, Vân Quỳnh, Ngọc Long, Phượng Bằng, Cẩm Vân... Thu, hát cho người trở thành một trong những tình𝐆 ca kinh điển của mùa thu, làm nên "thương hiệu" của Vũ Đức Sao Biển.
Bài hát với nhạc sĩ là một dấu ấn không thể lặp lại. Năm 2017, ông trở lại chốn cũ - đồi sim Duy Sơn (Quảng Nam). Về khách sạn, ông viết ngay bài Trên đồi xưa. Nhạc sĩ cho rằng có cố gắng bao nhiêu, ca khúc mới không thể đuổi kịp bản tình ca xưa. Với ông, những dòng suy tưởng trong sáng𓄧 của tuổi đôi mươi chỉ đến một lần rồi ra đi mãi mãi.
Cũng với nỗi nhớ người xưa, Vũ Đức Sao Biển viết hàng chục bài như Chiều mơ, Đường về, Cõi tiêu dao, Người xưa, Phượng ca, Phố Hoài, Đôi mắt... "Cám ơn bạn của ngày xưa! Em đã biến tôi trở thành nhạc sĩ", ông viết trong Phượng ca.
Sau này, nhiều người hỏi ông có còn gặp lại Thu. Nhạc sĩ cho biết hơn 50 năm, ông chưa từng nghe ti🐻n tức gì về bà. Ông tin rằng Thu đã có một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Đôi lúc, nhạc sĩ nghĩ không gặp lại nhau vẫn có cái hay𓂃 bởi sẽ giữ mãi hình ảnh năm xưa. "Nếu gặp lại người bạn giữa một đám đông nào đó, chưa chắc tôi đã nhìn ra", ông nói.
Mai Nhật