Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường, Phó trưởng Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội - Học viện Hành chính Quốc Gia, chia sẻ với độc giả VnExpress bài viết về vấn nạn chạy chức, chạy quyền:
Lâu nay cụm từ BOT (viết tắt từ Build-Operate-Transfer, tức là: Xây dựng - Kinh doanh, khai thác - Chuyển giao) thường dùng trong lĩnh vực xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đang được dùng theo nghĩa chuyển. Trên nhiều tờ báo đăng tải một số ý kiến: có hay không hi꧟ện tượng "BOT chùa" (Mặc dù cách ví von này có vẻ hơi nặng nề). Vậy liệu những vấn nạn "chạy bằng đư💃ợc và chạy lấy được" để làm cán bộ như trên đã nêu, liệu có thể coi là một hình thức "BOT cán bộ" được không...?
Đối với bất cứ cơ quan hay tổ chức nào, cá൲n bộ lãnh đạo, quản lý luôn giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển. Ở một số trường hợp, cán bộ là linh hồn của tổ chức và tác động sâu sắc đến tổ chức. Cán bộ mạnh, tổ chức mạnh, cán bộ yếu, tổ chức sẽ bị chậm hoặc không phát triển. Tầm ảnh hưởng và sự q♈uyết định, chi phối tổ chức của người cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý là không thể phủ nhận.
Chính vì vai trò của người cán bộ, nhất là cán bộ cốt cán quan trọng như vậy, nên việc cất nhắc, bổ nhiệm, thăng chức phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ càng. Tuy nhiên, trong thực tế "Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội". Bên cạnh đó là nạn " chạy chức chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội" đang diễn ra nhức nhối, gây bức xúc trong công luận. Vậy tại sao vẫn "chậm được ngăn chặn, đẩy lùi" tình trạng này" (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khoá XII).
Trở lại chuyện BOT, hợp đồng BOT được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vì mục đích sinh lợi, do vậy, họ sẽ phải tính toán các yếu tố có liên quan nhằm đạt được lợi nhuận tối ưu nhất. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, nhà đầu tư được quyền khai thác để thu hồi vốn và có được lợi ích về mặt kinh tế hoặc lợi ích tương đương❀. Hết thời hạn được quyền khai thác, nhà đầu tư sẽ bàn giao lại cho nhà nước. Hiểu một cách bản chất, đây là bài toán đôi bên cùng có lợi, và nꦦgười được thụ hưởng nhiều nhất là người dân.
Trong việc bổ nhiệm cán bộ thì sao. Những người "chạy quy hoạch, chạy chức, chạy quyền" cũng phải bỏ một khoản kinh phí nhất định để đầu tư. Chẳng thế mà dư luận có nhiều đồn đoán "ghế này, vi trí kia bao nhiêu tiền?"... Sau khi đạt được kết quả là một vị trí như mong đợi, họ sẽ tiến hành "thu hồi vốn" và kiếm lời. Thật khó nói rằng 🍸người ta chạy chức là để được cống hiến(!). Họ sẽ trả lại chức (chuyển giao) khi tìm kiếm được cơ hội đầu tư cho một "dự án chức vụ" lớn hơn, hoặc về hưu.
Nếu bản thân người có mưu cầu chức vụ không đủ tiềm lực để đầu tư, sẽ diễn ra tình trạng "gọi vốn". Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng🐽 bỏ vốn để đưa nhân sự của mình ng🦹ồi vào cái ghế đã định. Khi mọi chuyện đã "đâu vào đó’, sẽ là quy trình thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận. Sự xuất hiện những "sân sau " cảu nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng bắt đầu từ đây.
Cái khác giữa BOT thông thường và "BOT cán bộ" có lẽ là ở hiệu ứng và ngoại ứng của nó. Nếu như BOT thông thường, nhà nước và nhà đầu tư thực hiện các dự án là để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, thì "BOT cán bộ" chỉ thuần tuý là lợi ích♓ của người ra quyết định bổ nhiệm và người được bổ nhiệm. Các dự án xây dựng dựa trên khung pháp lý, nếu trong sạch, sẽ tạo hiệu ứng tốt đối với cộng đồng ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị💎, xã hội...
Và những ngoại ứng nếu có cũng đa số là ngoại ứng tích cực. Tuy nhiên trong "BOT cán bộ" thì ngược lại. Bởi lẽ việc đầu tư chức vụ là lĩnh vực không thể tường minh, do đó rất khó giám sát. Mặt khác, hành vi "chạy chức, cꦫhạy quyền" tạo hiệu ứng xấu, bị phản đối mạnh mẽ vì bản thân nó khong được coi là trong sạch. Nhiều ngoại ứng tiêu cực diễn ra trong diện rộng và tác động lâu dài, hệ luỵ khó lường trước.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Người Việt bán cái mình có♊, khôꦺng bán cái khách hàng cần'
>> 'Con khỉ thứ 100' và sự xuống cấp của văn hoá
>> Quan chức và trí tuệ cảm xúc
>> Giới hạn trách nhiệm của quan chức
Hiện BOT ở nước ta chỉ diễn ra trong một số lĩnh vực như: giao thông, xây dựng, đào tạo. Những "BOT cán bộ" thì diễn ra hầu như trong tất cả mọi lĩnh vực, mọi cấp bậc. Khi nhà nước ký với nhà đầu tư, nhà nước vẫn là chủ sở hữu của các dự án với quyền lực và quyền lợi tập thể. Nhưng ở "BOT cán bộ", cá nhân quyết định, và dĩ nhiên, qu♎yền lực và quyền lợi thuộc về cá nඣhân.
Xuất hiện càng nhiềไu "BOT cán bộ" là nguy cơ, là vấn nạn quốc gia, vì để khai thác nhằm thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận, những "nhà đầu tư vào dự án BOT cán bộ " sẽ buộc phải tham nhũng và nhận hối lộ. Do đó, khó hý vọng về một tương lai phát triển, nhất là phát triển ổn định và bền vững khi vẫn có khá nhiều người ngồi ở những vị trí quan trọng song lại thiếu năng lực, thiếu phẩm chất, lấy quan hệ, tiền bạc thay thế thực lực.
Chúng ta đang mạnh dạn làm rõ và minh bạch hoá 🐭các dự án BOT xây dựng. Hy vọng cũng sẽ quyết liệt lôi ra ánh sáng và chặn đứng các dự án "BOT cán bộ " để lấy lại niềm tin của người dân, tạo động lực cho những người có tài, có tâm, có tầm, có nhiệt huyết cống hiến cho dân, vì ♔nước.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.