Lâu nay chuyện phân công, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp có khá nhiều vấ🅘n đề nổi cộm. Một Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh nọ chống lệnh điều động về làm ở Hội chữ thập đỏ vì không phù hợp với chuyên môn. Nào là ông Phó Chủ tịch Quận ở một thành phố lớn xin từ chức cũng vì "được " điều động sang một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ và mới mẻ, mà theo ông "không phù hợp với chuyên môn của mình". Một trường đại học trên địa bàn TP HCM, có hai Phó Trưởng khoa làm đơn từ chức vì cảm thấy sự đánh giá, bố trí và sử dụng nhân sự không hợp lý.
Chuyện tưởng như tất yếu trong quản lý và phát triển nhân sự là bố trí cán bộ dự💃a trên nguyên tắꩵc: Đúng người, đúng việc, đúng mục tiêu, đúng thẩm quyền và đúng pháp luật.
Người quản trị nhân sự giỏi là người tạo được động lực cho cấp dưới, giúp thuộc cấp phát huy được năng lực, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc tập thể... Chẳng thế mà cha ông ta có câu "Dụng nhân như dụng mộc". Nghĩa là mỗi loại gỗ sẽ chỉ thích hợp với một số lĩnh vực nhất địnhꦜ, và có khả năng tạo ra được một số sản phẩm nhất định. Người thợ giỏi là người có thể nhìn t𝐆hấy hình hài sản phẩm ngay từ khi nhìn vào khúc gỗ.
Khi "điều quân, khiển tướng" theo kiểu "bắt cá leo cây", hậu quả sẽ nhiều hơn hiệu quả. Điều đáng nói là những câu chuyện "tréo ngoe" đó lại đang diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt ở các cơ quan tổ chức tại các địa phương, thậm chí 🌃ở các cơ s♊ở đào tạo, bồi dưỡng, nơi mà sự phân định về chuyên môn khá rõ ràng. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ thường xuất hiện "theo mùa", và đều hợp pháp bởi dựa trên quy trình và lấy ý kiến tập thể. Chỉ có điều không phải lúc nào và trường hợp nào cũng hợp lý. Thế mới có những tiếng kêu, những sự phản ứng mà dư luận đều thấy.
Chuyện rằng, có ông bꦰố nọ đang bận công việc, nhưng lại bị cậu con trai 5 tuổi quấy rầy. Ông bố nghĩ ra cách xé tấm bản đồ thế giới thành nhiều mảnh giao cho cậu bé, và yêu cầu cậu ghép các mảnh vụn thành tấm bản đồ như cũ. Ông ta chắc mẩm cậu con trai còn lâu mới có thể hoàn thành được công việc không mấy dễ dàng này. Nhưng thật bất ngờ, chỉ sau 30 phút cậu bé đã trình bố một tấm bản đồ chính xác như trước. Ông bố hết sức ngạc nhiên và khâm phục con trai mình. Khi hỏi bí quyết của cậu bé, ông mới biết, thì ra mặt sau tấm bản đồ có vẽ hình một người. Thay vì ghép tấm bản đồ thế giới, cậu bé chỉ cần ghép hình người là xong. Việc này đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.
Câu chuyện vui những lại chứa đựng một triết lý sâu sắc: "Nếu chọn đúng người, cả thế giới đều đúng". Cái đúng ở đ🥂ây là giúp mọi việc trở nê💝n đơn giản và hiệu quả.
Trong bối cảnh ta đang quyế♏t tâm thanh lọc đội ngũ cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền, chống "ngồi nhầm chỗ", thì việc bố trí, điều động cán bộ không phù hợp với năng lực, sở trường, không tính đến lợi thế kinh nghiệm và nguyện vọng chính đáng của nꦑgười được điều chuyển cũng là một hình thức "nhầm chỗ".
Đã đến lúc cần xây dựng bộ tiêu chí "cứng", mang tính định lượng cho công tác cán bộ, để đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành thực sự " vừa hồng, vừa chuy𓄧ên". Đồng thời cũng phải yêu cầu sự công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với công tác cán bộ cấp cơ sở. Bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm để trục lợi. Có như vậy mới tránh được những câu chuyện xót xa như trên!
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.