"Đọc bài viết 'Những gia đình siêu tiết kiệmꦿ', tôi nhận ra những nhân vật như trong bài viết không phải là ít. Bản thân tôi cũng đã gặp phải một vài trường hợp tương tự trong cuộc sống. Và nói thật, tất cả bọn họ đều có những cái kết không được tốt đẹp như tưởng tượng lúc đầu.
Mới gần đây, tôi đã đi viếng đám tang của một người hàng xóm vừa qua đời vì tai nạn giao thông. Người này cũng thuộc tuýp 'bốn cọng hành﷽' như trong bài viết, để rồi ba đứa con lần lượt bỏ nhà ra đi khi chưa thành niên (một đứa đang ở tù, một đứa mất liên lạc, còn một con gái thì nghe đâu đang ở xứ người). Thậm chí, đến cả người vợ cũng chỉ vừa trở về để lo hậu sự cho ông vì thân thích chẳng ai muốn dính đến.
📖Tôi vẫn nhớ lời nói của bà vợ hôm ấy: "Ông ấy còn hơn 500 triệu đồng tiền mặt và 20 cây vàng trong tủ, nhưng con cái có đứa nào trở về để nhận đâu". Sau đám tang, người phụ nữ ấy cũng lại ra đi, nhưng lần này là để kiếm những đứa con lưu lạc, với mong muốn là chúng sẽ có được cuộc sống tốt hơn với số tài sản mà cha chúng để lại.
Nhưng dù có làm thế nào đi nữa, thì cũng không thể thay đổi được một sự thật là đã có một gia đình tan nát, những đứa trẻ mất đi cơ hội được làm người tốt, chỉ vì cái tính hà tiện một cách khắc nghiệt của người cha".
Đó là chia sẻ của độc giả TikTak xung quanh câu chuyện về những gia đình siêu tiết kiệm. Không thể phủ nhận, trong thời buổi vật giá leo thang chóng mặt, tiết kiệm đã trở thành một mưu cầu chính đáng với mỗi gia đình để duy trì một cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được tiết kiệm và hà tiện, để có một cách chi tiêu hợp lý và cân bằng. Nhiều người tiết kiệm quá mức đến độ cực đoan, tự biến mình thành nô lệ của đồng tiền mà không hề hay biết.
Nói về câu chuyện tiết kiệm của bản thân, bạn đọc Hung Lo chia sẻ: "Tôi cũng chọn phong cách sống tối giản, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. Quần áo chỉ đủ mặc, không để thừa thãi. Vì tôi sống một mình nên cùng không quá cầu kỳ về bữa ăn. Tôi thích gì sẽ mua nấy, nhưng cũng vẫn tính toán để không phung phí tiền🤡. Vì ngày xưa tôi cũng khổ nên quá quen với điều đó. Cũng may là nhờ thói quen chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết, không phung phí tiền, có sự tính toán nghiêm túc và tiết kiệm, nên giờ cuộc sống của tôi cũng ổn hơn so với đa phần bạn bè.
ꦺTôi vẫn tiêu tiền, vẫn cho bạn bè vay, nhưng cũng có mức độ. Tôi vẫn mời bạn bè về nhà chơi, vẫn thỉnh thoảng đi nhậu, đi chơi... Tôi chỉ tuyệt đối không dính đến lô đề, cờ bạc, không thích hát karaoke, hay đi du lịch... Có thể, tôi bủn xỉn với chính mình, nhưng lại rất thoải mái với người thân, gia đình. Mẹ và các cháu tôi thích cái gì thì tôi đều dành tiền để mua nếu nó nằm trong khả năng kinh tế của tôi.
🌳Vậy nên, chỉ cần chúng ta biết tính toán chi tiêu hợp lý và không phung phí thì tiền ít cũng vẫn cảm thấy thoải mái. Quan trọng là đừng chi tiêu vào những việc quá sức, việc không cần thiết, và hạn chế dính vào nợ nần. Hãy nhớ rằng, tiết kiệm phải đi kèm với đầu tư".
>> ♏9 nguyên tắc 'bình tĩnh sống' của tôi dù thừa kế gia tài
Mọi người đều biết rằng tiết kiệm là một đức tính tốt. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, sự tằn tiện của nhiều người lại vô tình trở thành lãng phí. Sử dụng tiền một cách vừa phải và có kỷ luật mới là cách tiết kiệm thông minh nhất.
Độc giả Ngotiencanh cho rằng: 🍨"Đừng nhầm lẫn giữa tiết kiệm và keo kiệt, bủn xỉn. Người xưa có câu 'vắt cổ chày ra nước'. Đồng ý là phải tiết kiệm, nhưng nên nhớ rằng, sự tiết kiệm là sự chi tiêu hợp lý khi túi tiền có giới hạn. Điều đó không chỉ đúng cho người thu nhập thấp, mà thậm chí đến các tỷ phú cũng tính toán, và luôn chi tiêu một cách có hiệu quả đồng tiền của mình. Điều đó là văn minh.
Còn kiểu tiết kiệm đến mức tính toán từng đồng với chính vợ con và bản thân mình thì bạn sẽ mãi mãi chỉ là nô lệ cho đồng tiềnꦛ. Rồi một ngày đẹp trời nào đó, số tiền bạn có nếu không thuộc về ngân hàng thì cũng trở thành những tờ giấy lộn, bởi giá trị đích thực của nó đã nằm trong hũ sành".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.