Nghiện Facebook có lẽ đã không còn là câu chuyện quá xa lạ ở xã hội hiện đại nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Việt Nam có khoảng 72 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương hơn 73% dân số. Người ta bây giờ lướt Facebook mọi lúc, mọi nơi♈, bất kể không gian và thời gian. Cứ hễ đôi tay và cặp mắt ngưng nghỉ lúc nào là họ lấy điện thoại ra lướt mạng xã hội ngay lập tức. Nếu như cách đây khoảng vài năm, tình trạng này chủ yếu diễn ra ở giới trẻ, thì ngay nay, ngay cả những người lớn tuổi cũng trở thành nạn nhân của cơn nghiện mang tên Facebook.
Chẳng nói đâu xa, ngay trong gia đình tôi cũng vậy. Nhà tôi có năm người: vợ chồng tôi năm nay ngoài 40 tuổi, hai con tôi đang học phổ thông và đại học, và mẹ tôi cũng đã ngoài 70 tuổi. Nhà có ba thế hệ từ già đến trẻ nhưng mỗi người chúng tôi đều có smartphone và quen cách sử dụng. Vợ và con tôi đã quen với Facebook từ cách đây cả chục năm, còn mẹ tôi mới dùng Facebook được hai năm nhưng cũng rất thành thạo. Ban đầu, đây chỉ là một công cụ để giải trí, giao lưu với bạn bè, đọc tin tức. Nhưng dần dần, Facebook đã trở thành phương tiện trao đổi, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình tôi.
𒀰Nhà tôi không quá lớn, chỉ có ba lầu nhưng mỗi khi muốn kêu các con xuống ăn cơm, thay vì gọi trực tiếp, vợ tôi lại rút điện thoại và nhắn tin qua Facebook. Thời gian rảnh, thay vì cả nhà ngồi quay quần, nói chuyện với nhau, chúng tôi mỗi người ôm một cái điện thoại và mệnh ai nấy lướt Facebook của người đó. Thỉnh thoảng có gì hay ho trên mạng, chúng tôi lại đưa điện thoại cho nhau xem, cười nói bàn luận dăm ba câu, rồi lại cắm mặt vào màn hình.
Có bữa, nhà tôi làm bữa tiệc mừng sinh nhật mẹ, sau khi bày biện bàn ăn xong xuôi, cả nhà vui vẻ chụp với nhau một bức ảnh kỷ niệm. Chụp xong, ai nấy lại rút ngay điện thoại, mải mê đăng ảnh lên Facebook𝔍, rồi ngồi đếm lượt thích, trả lời bình luận, chẳng ai nói với ai câu nào. Đến mức ngồi trước mặt nhau nhưng mẹ con, bà cháu lại nói chuyện thông qua những câu bình luận trên mấy bức ảnh đăng Facebook. Nhìn mâm cơm lạnh ngắt, tôi phải lên tiếng để kéo tất cả về với thực tại. Nhưng cũng chỉ được một chốc một lát rồi đâu lại vào đấy. Đến cả người mẹ tuổi "thất thập cổ lai hy" của tôi giờ cũng mải mê với Facebook đến mức quên cả thú vui xem cải lương và chơi cờ với tôi bấy lâu nay.
>> Vợ tôi đăng mọi thứ lên Facebook
Có lẽ trong nhà, chỉ có mình tôi là không màng tới Facebook. Nhiều khi vợ con nói tôi lạc hậu, cổ hủ, không chịu tiếp cận với thế giới. Mỗi khi như vậy, tôi cũng chỉ tặc lưỡi cười xòa. Có thể tôi chậm tiến thật, nhưng ít nhất vẫn thấy bản thân mình không tốn thời gian vô bổ vào những thứ ảo trên mạng, có thời gian để làm những việc có ích ngoài đời thực cho bản thân và gia đình. Chỉ có điều, Facebook giờ đã làm cuộc sống thực của gia đình tôi nhạt đi nhiều🃏. Nhìn người thân xung quanh ít giao tiếp với nhau hơn, đôi khi sống trên mạng ảo nhiều hơn sống thật, nhiều lúc tôi cũng thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình.
Trong một nghiên cứu gần đây, 85% người có dùng mạng xã hội truy cập vào những trang này ít nhất một lần mỗi ngày và 70% người thừa nhận rằng họ phải đăng nhập vào mạng xã hội đầu tiên ngay khi vừa mở máy tính hoặc thiết bị di động. Đối với nhiều người, nhu cầu được sử dụng mạng xã hội thậm chí còn cao hơn cả ham muốn được ngủ và nghỉ ngơi. Thực tế, mạng xã hội sẽ dễ dàng gây nghiện hơn cả rượu bia và ma túy bởi vì chúng phổ biến hơn, được chấp nhận rộng rãi và gần như "hoàn toàn miễn phí".
﷽Tôi còn nhớ, trong bộ phim tài liệu Social Dilemma, các cựu nhân viên của Facebook và một số nền tảng mạng xã hội khác đã nhắc đến quan niệm rằng: "Những người mua quảng cáo là khách hàng của họ, còn người dùng, với các thông tin cá nhân, chỉ là hàng hóa". Do đó, từ nội dung, cách thức thông tin xuất hiện trên bảng tin của người dùng cho đến cách giới thiệu bạn bè mà họ có thể quen biết, từng chi tiết nhỏ của các trang mạng xã hội mà Facebook đang sở hữu, đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để khiến nó trở nên gây nghiện với người dùng. Nhờ vậy, Facebook có thể "hiểu người dùng hơn" và quảng cáo tới họ chính xác hơn.
>> Facebook biến mẹ tôi thành người 'nghiện' mua sắm
Tiếc rằng, rất ít người dùng mạng xã hội nhận thức được điều đó, họ cứ mặc nhiên để Facebook biến mình thành công cụ kiếm tiền miễn phí. Đơn giản vì những thứ mạng xã hội này bày ra trước mắt đủ sức hấp dẫn đến mức gây nghiện và khiến bạn bị che mắt mà không hề hay biết. Tôi từng rất vất vả để giúp vợ từ bỏ thói quen lướt Facebook tối ngày. Nó cũng chẳng khác gì cái cách bạn cai nghiện thuốc lá hay bia rượu vậy. Một người không có đủ bản lĩnh và những người khác dẫn đường, chắc chắn sẽ ngày càng lún sâu vào vũng lầy mạng xã hội.
Có người ví mạng xã hội được ví như một "sòng bạc", trong đó mỗi người dùng là "con bạc" có nhiệm vụ đặt cược vào nội dung bản thân sáng tạo mỗi ngày. Tôi đồng tình với suy nghĩ này. Trên mạng xã hội, ai cũng có mong muốn thu hút được nhiều lượt like, bình luận tích cực và chia sẻ đồng tình. Do đó, người dùng luôn trong trạng thái phải tính toán viết gì, chia sẻ gì để làm thỏa mãn cộng đồng trên mạng, để rồi lại hồi hộp chờ đợi kết quả, tương tự chơi bạc. Chính sự khó đoán trước đó đem lại cho người dùng mạng xã hội một cảm giác phấn khích, không thể cưỡng lại được.
🎐Nhiều người thậm chí còn quên mất ý thức về thời gian và lao vào các cuộc vui đen - đỏ vô độ này. Họ dán mắt vào điện thoại bởi vì nỗi sợ bị lỡ mất một thông tin nóng hổi nào đó và trở nên lạc hậu chỉ sau vài phút. Ngay cả khi mạng xã hội là công cụ hàng đầu giúp con người giải trí và duy trì các mối quan hệ, nghiện mạng xã hội vẫn trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm, nghiêm túc đánh giá và tìm giải pháp.
>> Lý do gì khiến bạn rời bỏ Facebook? Gửi bàitại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.