Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết người này lây nhiễm virus từ một thành v♓iên trong gia đình, không có tiền sử bệnh lý. Bà qua đời hôm 20/1, khoảng 10 ngày sau ꧅khi mắc bệnh.
"♓Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ kết luận cái chết là do mắc Covid-19, cụ thể là nhiễm biến chủng Omicron", Bộ Y tế nêu 🧔rõ.
Ngày 21/1, Singapore báo cáo hơn 3.100 ca nhiễm nCoV mới, trong đó hơn 2.700 ca trong nước và 361 ca nhập cảnh. Kể từ cuối năm 2021, nước này chuyển đổi chiến lược sang sống chung với Covid-19. Để đạt mục tiêu này, chuyên gia nhận định quốc gia cần tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine cho người dân trước tiên; đồng thời trang bị hệ thống y tế vững vàng để đối mặt nguy cơ số ca nhiễm cộng đồng cóꩲ thể gia tăng trong bìꦆnh thường mới.
Trong năm 2022, giới chuyên gia dự báo các quốc gia Đông🌊 Nam Á sẽ trở thành điểm nóng lây nhiễm Omicron do chưa bị virus tấn công trước đây.
Theo mô hình dịch tễ của Viện Đo lường và ꦗĐánh giá Sức khỏe (IHME) - trung tâm nghiên cứu y tế độc lập do tỷ phú Bill Gates sáng lập, vào tháng 3, lượng lớn dân số thế giới sẽ nhiễm Omicron. Chiến dịch tiêm liều tăng cường cũng được đẩy mạnh liên tục. Khi ấy, miễn dịch toàn cầu luôn cao nhất ở mọi thời điểm. Trong một tuần hoặc vài tháng sau đó, mức độ lây truyền virus dự kiến giảm sâu.
Tuy nhi✃ên, tác động của nCoV trong tương lai đối với sức khỏe con người sẽ ít nghiêm trọng hơn so với chủng virus trước đó. Vaccine thường xuyên thích nghi với kháng nguyên hoặc biến chủng mới. Sự ra đời của thuốc👍 kháng virus và những hiểu biết chắt lọc từ hai năm giúp người dễ tổn thương tự bảo vệ mình trong các làn sóng tương lai.
Biến chủng Omicron được ghi nhận lần đầu vào tháng 11/2021, phát hiện tại Nam Phi, đến nay lan ra hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Omicron vào danh sách "nguy cơ cao". Những khảo sát gần đây ở nhiều nước cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta song lây truyền nhanh hơn, khi số ca nhiễm tăng dẫn đến số ca nặ🍬ng và tử vong tăng, có thể gây quá tải hệ thống y tế.
Thục Linh (Theo CNA)