Bác sĩ Nguyễn Minh Luân, chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho biết thời tiết mưa nhiều, bão gây lũ tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh phát triển, sinh sôi. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng là trẻ em, người cao tuổi và người mắc b𒊎ệ♏nh nền.
Sốt xuất huyết
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành phổ biến ở thành thị và vùng nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt tháng 7-10. Thai phụ, trẻ sơ sinh, người béo phì và người cao tuổi có bệnh nền dễ chuyển nặng khi mắc sốt xuất huyết, nguy cơ biến chứng như suy☂ tim, sốc do mất máu, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi.
Các biện pháp phòng sốt xuất huyết cần thực hiện đồng bộ để kiểm soát bệnh hiệu quả, gồm: vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ngăn muỗi đốt và tiêm vaccine phòng bệnh. Hiện vaccine sốt xuất huyết đã được Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai từ ngày 20/9. Vaccine dành cho người từ 4 tuổi trở lên, hiệu quả phòng bệnh hơn 80% và ngăn ngừa nhập viện đến 90%. Ph🦋ụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm trước mang thai tốt nhất ba tháng hoặc tối thiểu một tháng.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10-15% tổng số ca mắc viêm não virus ở việt Nam. Bệnh có triệu chứng rất dễ♍ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt, nôn ói, đau đầu, lơ mơ... khiến bệnh phát hiện trễ, giảm khả năng điều trị thành công. Viêm não Nhật Bản để lại di chứng suốt đời như điếc, liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp.
Vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả đến 95%. Việt Nam hiện có ba loại vacc🦩ine, phổ biến trong tiêm ൩chủng mở rộng và dịch vụ. Tiêm chủng mở rộng phổ biến vaccine Jevax sản xuất tại Việt Nam. Tiêm chủng dịch vụ có ba loại gồm Jevax (Việt Nam), Jeev (Ấn Độ) và Imojev (Thái Lan).
Sởi
Sởi dễ lây lan, có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh có thể gây ra suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng nặng nề như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm màng nã🐬o, suy dinh dưỡng.
Tại Việt Nam, do🔥 ảnh hưởng của dịch Covid-19 và gián đoạn vaccine năm 2023, nhiều t𝓀rẻ bị bỏ lỡ mũi tiêm, trong đó có vaccine sởi. TP HCM đã công bố dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ 1-10 tuổi.
Hiện VNVC đang cùng S🐬ở Y tế TP HCM thực hiện chiến dịch tiêm sởi miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi và tiêm lưu động tại các trường học. Trẻ có thể chủng ngừa tại mọi🔜 trung tâm tiêm chủng VNVC tại TP HCM vào các ngày, kể cả thứ 7 và chủ nhật.
Tả
Mưa lũ có thể khiến vi khuẩn tả hòa vào dòng nước và lây nhiễm trên cơ thể người. Bệnh nhân tả thường gặp các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, mất nước, rối loạn điện g🌃iải. Ổ chứa của vi khuẩn tả là các loài động thực vật thủy sinh như cá, cua, trai, sò... ở vùng cửa sông hay ven biển.
Để phòng bệnh, người dân nên chủng ngừa vaccine tả. Việt Nam đang lưu hành loại mORCVAX, chỉ định tiêm cho 🥂trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Lịch uống cơ bản gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).
Viêm màng não do phế cầu
Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông, xuân, lan truyền mạnh qua đường hô ༺hấp. Các hành động như hắt hơi, ho, hôn hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi, đều tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm viêm màng não do phế cầu khuẩn.
Thời gian ủ bện🔯h thường trong vòng 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính trong 1- 2 ngày, sau đó đến giai đoạn toàn phát. Bệnh🎐 lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt nhóm trên 85 tuổi.
Tiêm chủng là giải pháp an toàn để phòng viêm màng não và các bệnh do phế cầu lên đến 97%. Hiện Việt Nam có ba loại vaccine phòng các bệnh do phế cầu gồm Synflorix (Bỉ) ngừa 10 chủng phế cầu, Prevenar 13 (Bỉ) ngừa 13 chủng phế cầu và Pneumovax 23 (Mỹ) ngừa 23 chủng phế cầu. Trẻ từ 𒈔6 tuần tuổi trở lên và người lớn nên tiêm vaccine phòng các bệnh nguy hiểm do phế cầu, hoàn thành mũi phế cầu 13 trước khi tiêm phế cầu 23.
Cúm
Cúm xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh mẽ hơn vào cuối năm, giai đoạn đông xuân. Virus cúm được phân thành ba chủng A, B và C, trong đó các chủng cúm A và B k🌌hả năng lây lan nhanh, gây thành dịch lớn.
Khác với cảm lạnh thông thường, cúm mùa có thể biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, suy đa cơ quan. Thai phụ mắc cúm làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, em bé sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như hở van tim, hở hàm ếch hay các khuyết𒈔 tật khác.
Để chủ động phòng bệnh, người dân nên tiêm vaccine phòng cúm. Việt Nam hiện có vaccine cúm phòng được 4 chủng virus gây bệnh phổ biến gồm vaccine Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan), chỉ định cho người từ 6 ��tháng tuổi trở lên và nhắc lại hằng năm vì cá𝐆c chủng cúm thay đổi mỗi năm.
Xuân Ngọc
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.